Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

33 giản thuật ( Phần +hết)

Chú thích ảnh: Hơ ngãi cứu ngón tay
Kỳ này là 3 giản thuật cuối cùng, kết thúc bài học:
31. Hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể.
Trước hết, hơ là một trong những kỹ thuật trị liệu căn bản của phương pháp Diện Chẩn. Ta chủ yếu dùng Điếu ngải cứu (hay nhang ngải cứu) hay bất cứ vật nào tỏa nhiệt như thuốc lá, nhang loại lớn khi không co điếu ngải cứu, tuy nhiên hiệu quả sẽ kém hơn vì không đủ độ nóng. Sau khi đốt cho cháy đỏ ở đầu điếu ngải cứu (không để cháy ra ngọn lửa) ta cầm điếu ngải cứu bằng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa. Lòng bàn tay hơi ngửa ra, và dùng ngón út đè lên mặt da làm điểm tựa, để đầu nóng đỏ cách da khoảng 1 cm, di chuyển thật chậm trên vùng da và để ý xem đến khi nào bệnh nhân có phản ứng mạnh (Lúc đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng rát hay nóng buốt và có thể kêu lên) Ta lập tức nhấc điếu ngải cứu ra khỏ mặt da trên 2 cm (khỏi tầm hút nhiệt của Sinh huyệt) và đè tay lên chỗ vừa hơ cho bệnh nhân bớt cảm giác nóng. Xong ta lại tiếp tục hơ lại chỗ cũ 2 lần nữa. Làm 3 lần là đủ (hơ nhiều gây nóng rát dẫn đến phỏng da)
Lưu ý: Tùy theo khí hậu nóng hay lạnh và với những người chưa câyn chịu nóng (như người ở các xứ ôn đới) ta không kéo dài lâu thời gian hơ. Với những học viên mới học thì không nên thực tập hơ trên vùng mặt.
Tác dụng: Thủ pháp này rất hiệu quả trong nhiều loại bệnh chứng, nhất là những bệnh do lạnh gây ra như cảm lạnh, thấp khớp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau – nhức – tê.. Các bệnh do ứ huyết như sưng, bầm do té ngã, chấn thương, u nhọt, mụn mủ, đau thần kinh tọa, eczema, zona (dời ăn). Đặc biệt, có thể áp dụng trong các trường hợp hậu phẫu (sau khi chữa bằng giải phẫu theo tây y) vì nó có tính cầm máu, làm khô nước vàng (nước chảy ra từ vết thương, mủ) Nó giúp sát trùng, tiêu viêm… Do đó làm vết thương mau lành hơn.
Chỉ nên dùng cách này mỗi ngày một lần, nếu dùng nhiều lần hơn cần có sự trao đổi ý kiến hay giám sát của các thày thuốc, hay học viên có kinh nghiệm trong Diện Chẩn. Vì cách này dù có hiệu quả cao, nhưng nếu lạm dụng, sẽ làm cho bệnh nhân bị khô, nóng, có thể sinh ra nổi nhọt. nhức đầu, mất ngủ, táo bón …
Nếu gặp trường hợp này, nên uống các loại thức ăn mát để giải trừ như nước dừa, rau má, bột sắn. Hay có thể ấn bộ giải nhiệt (26, 3, 143, 51, 14, 15, 16).
Cách dùng điếu ngải cứu: Điếu ngải cứu hay thanh ngải cứu có hình thức như một cây nhang loại lớn nhưng ngắn, và được đóng gói thành từng bịch (12 điếu /bịch). Đây là một công cụ đươc sử dụng trong lĩnh vực châm cứu (Châm: dùng kim châm vào huyệt – Cứu: dùng ngải cứu hơ trên vùng huyệt) của Đông y. Được vận dụng trong Diện Chẩn, Ngải cứu là một dụng cụ dùng để hơ không chỉ trên huyệt và các vùng có huyệt hay các vùng đồng ứng với các bộ phận nội tạng và ngoại vi trên cơ thể nhưng với một kỹ thuật đặc biệt của Diện Chẩn gọi là Hơ theo Sinh huyệt.
ngaiĐiếu ngãi cứu
tat Ống tắt ngãi cứu
33 giản thuật (tiếp theo+hết)  Cách hơ
32.Hơ máy sấy tóc trên cơ thể (bụng, ngực, cổ, gáy, vai, lưng, lòng bàn tay, chân…). Tác dụng làm giảm đau, giảm sưng, kích thích vi mạch máu hoạt động nuôi mô tại chỗ.

Kết quả hình ảnh cho Hơ máy sấy tóc trên cơ thể

33. Chườm nóng bằng túi chườm nóng (dùng điện hay nước nóng) tại chỗ đau. Tác dụng làm giảm đau, giảm sưng, kích thích vi mạch máu hoạt động nuôi mô tại chỗ. Chú ý: Luôn kiểm soát tốt nhiệt độ, phòng tránh phỏng da.
Kết quả hình ảnh cho Chườm nóng bằng túi chườm nóng


33 Giản thuật ( Phần 9 )

Kỳ này xin giới thiệu 6 giản thuật  là:
25.Ấn tê (Nhất dương chỉ) bằng cây Giọt sương có đầu bi nhỏ  (ảnh dưới)
image001
26.Chà đầu, ngực, bụng, lưng, mông, đùi… bằng con bọ lớn/nhỏ hay cây Mỹ nữ.
image002
-Con bọ lớn:Chà vùng lưng, bụng, đùi. Có công dụng làm lưu thông màu huyệt mạnh, làm tan mợ bụng, làm nóng người. Có thể dùng khi đang tắm để giúp tan mỡ bụng, làm eo thon.

image003


image004

Cây Mỹ nữ
27.Chà mặt bằng bàn chải tiên lớn/nhỏ có một đầu bằng đồng.

image005

-Bàn chải tiên lớn: Chà xát hay lăn trên đầu, mặt để kích thích máu huyết, làm min da. Đặc biệt: đầu chải đinh inox thuộc Dương làm nóng người. Đầu đồng láng thuộc Âm, làm mát người

image006

-Bàn chải tiên nhỏ: Chà xát hay lăn trên da mặt để kích thích các mao mạch nhỏ dưới da, làm min da, bớt mụn. (Hai đầu  inox / đồng láng có công dụng như Bàn chải tiên lớn)
28.Chà mặt bằng cây đĩa bay nhỏ (Josephine) và chà bàn chân bằng cây đĩa bay lớn .
image007

Có 2 kích cở. Loại lớn dùng chà sát trên lưng, vai, cổ, gáy, cánh tay, chân…Loại mini dùng chà xát vùng mặt (trán, 2 bên mũi, cằm…). Có công dụng làm da, kích thích các vi mạch dưới da, làm thư giãn thần kinh… nên là dụng cụ hữu ích để làm đẹp.
29.Ủi mặt bằng con cá nhỏ (cây Napoleon) có đầu đồng hay nhựa – Ủi trên lưng, mông, đùi, bắp chân bằng con Cá lớn (Napoleon
image008
Con Cá nhỏ: Đầu dò dùng để dò huyệt. Đầu mũ nhựa dùng để ủi, đẩy trên vùng mặt, cánh tay có tác dụng phòng bệnh. Kích thích lưu thông khí huyết.
image009
Con Cá lớn: Dùng để đẩy, ủi trên cánh tay, bắp chân – Đặc biệtphần đuôi (lõm) có thể đẩy, ủi cánh tay, cổ chân. Làm lưu thông khí huyết. Có tác dụng thư giãn và phòng bệnh.
30.Day phớt ( cách mặt da 1 – 2mm) các sinh huyệt ở mặt hay trong người bằng cây dò day, còn gọi là cây day phớt
image010

Chữa nhiều bệnh khác nhau, cần làm ở các trường hợp ngất xỉu, ói mửa, tiêu chảy, tăng huyết áp.

33 giản thuật ( Phần 8 )

 24.Xâm mứt gừng bằng cây xâm 2 đầu nhỏ.
Đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả nhanh, có thể dùng để chữa bệnh hoặc hổ trợ để chữa các bệnh khó, mãn tính, với mục đích là giúp cho những người lớn tuổi, người bắt đầu học Diện Chẩn hay các bạn không có khả năng nhớ nhiều phác đồ và khả năng tìm đúng huyệt có thể dùng kỹ thuật này để trị bệnh hay làm giảm đau cho mình hoặc người khác một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.
Tôi đã nghĩ ra và bắt đầu dùng kỹ thuật này từ năm 2002-2003 ở Pháp.
Lúc đó, tôi gặp một ca bệnh mà tôi chưa gặp bao giờ: bệnh ve chó (tức là người bệnh bị con ve ở chó cắn, sinh ra ngứa ngáy, đôi khi làm sốt). Bệnh này rất khó trị và Tây y cũng chưa có thuốc đặc trị nên tôi không có sẵn phác đồ điều trị, vì vậy mới thử dùng cây dò day xâm thẳng góc khắp nơi trên mặt bệnh nhân, tương tự như các bà nội trợ Việt Nam xâm gừng để làm mứt xưa nay và bất ngờ thấy bệnh nhân đạt kết quả tốt. Thấy vậy, tôi đã thử dùng kỹ thuật đơn giản này để trị nhiều bệnh nhân lúc đó với nhiều chứng bệnh khác nhau, như: viêm xoang, đau lưng, đau đầu, đau thần kinh tọa.v.v… Và tôi rất ngạc nhiên khi thấy họ hết bệnh hoặc giảm bệnh rõ rệt một cách nhanh chóng, hơn cà dùng phác đồ điều trị.
Sau đó, tôi đã đặt tên cho kỹ thuật này là ‘xâm mứt gừng’. Gần đây tôi thấy chữ này có vẻ bình dân quá và khi dịch ra tiếng nước ngoài rất khó vì người ta không có kiểu làm như mình nên tôi mới đặt cái tên khác, nghe có vẻ văn chương hơn – Đó là ‘Mãn thiên hoa vũ’, nghĩa là ‘mưa hoa đầy trời’, ám chỉ dùng cây dò xâm khắp nơi trên da mặt hay tại chỗ đau trên cơ thể chứ không chỉ xâm ở trên MẶT.
Kỹ thuật này thoặt nghe thì có vẻ rất đơn sơ vì không cần đến đồ hình hay huyệt đạo gì cả nhưng hiệu quả nhiều lúc kỳ diệu đến độ gây bất ngờ cho người chữa bệnh lẫn người bệnh.Vi nó không những đưa đến kết quả NHANH CHÓNG mà còn KHÔNG ĐAU, DỄ LÀM và HIỆU QUẢ TRÊN NHIỀU LOẠI BỆNH KHÁC NHAU, như giảm đau chung cho các loại bệnh và bệnh bất cứ ở bộ phận nào,sõi bàng quang, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, tiểu gắt, tiểu xón nhiều lần trong ngày do u xơ tuyến tiền liệt, táo bón, đau cột sống, đau thắt lưng, viêm khớp, bệnh Gút, đau đầu, cảm sốt.v.v…
Sở dĩ thủ pháp này có thể giải quyết nhiều loại bệnh chứng khác nhau là vì nó có tác dụng TÁN KHÍ. Mà nền tảng của Đông y là KHÍ HÓA, tức vạn vật đều do KHÍ mà HÓA THÀNH, kể cả vũ trụ này. Cho nên khi ta dùng CÂY DÒ có ĐẦU RẤT NHỎ (nhỏ hơn cây dò day mà các bạn đang dùng nhưng không có đầu bi) mà xâm như bạn xâm gừng để làm mứt, thì nó sẽ tạo ra tác dụng khiến LÀN KHÍ TAN RA (TÁN KHÍ), tức là khí của khối u hoặc của những chỗ bế tắc bị tan ra thì có thể chỗ đang đau, nhức, tức, lói hay tụ thành khối u, hòn, cục… sẽ phải tan đi và lập lại tình trạng bình thường như trước khi bị bệnh. Đó là cơ chế bệnh học – theo Đông y – giải thích tại sao mà Kỹ thuật Xâm mứt gừng lại chữa được bệnh hoặc cắt cơn đau nhức một cách nhanh chóng. Đặc biệt là các bạn có thể xâm trực tiếp vào chỗ đang có bệnh hay đang đau nhức trên cơ thể, chứ không chỉ xâm gián tiếp lên mặt.
Ngoài ra, theo luật Toàn thể hay Toàn diện, tuy bệnh nhân đau chẳng hạn như ở bàn chân, bạn vẫn cò thể xâm trực tiếp ở toàn bộcái chân hay đồ hình phản chiếu nguyên cả cái chân, gồm: mông, háng, đùi, đầu gối, cẳng chân và bàn chân, chứ không chỉ xâm ở bàn chân mà thôi. Lý do là trong cơ thể, tất cả các bộ phận đều có liên quan với nhau theo thuyết Nhất nguyên trong Diện Chẩn (Tất cả là Một/ Một là Tất cả). Tất nhiên đó là khi bạn có nhiều thì giờ hoặc khi xâm tại chỗ thì không hiệu quả, bạn mới phải chữa mở rộng ra như thế.
Tuy nhiên mọi khám phá mới đều đang ở phía trước.Vì đây là giải pháp chữa mới, thông qua các đồ hình phản chiếu trên mặt hoặc các đồ hình trên toàn thân, hay trong phạm vi toàn bộ mặt.
Có thể nói đây là kỹ thuật mới nhất từ trước đến nay và cũng thuộc loại ưu việt nhất vi hội đủ nhiều tiêu chuẩn cao của Diện Chẩn đề ra, như: Dễ làm, Ít đau hoặc Không đau,Tạo cảm giác sãng khoái hay dễ chịu khi làm, Hiệu quả nhanh và bền,Chữa nhiều loại bệnh khác nhau, Ít tốn kém.v.v…
Cách làm như sau:
1/Chọn dụng cụ mới, rất đặc biệt, được tôi đặt tên là GIỌT MƯA, vì khi liệu pháp có tên Mưa hoa đầy trời thì dụng cụ của nó phải có tên là Giọt mưa mới phù hợp.
2/Dụng cụ này có hai đầu (nhưng không có đầu bi như cây Dò huyệt mà các bạn đang dùng), một đầu nhỏ khoảng 1mm và đầu kia khoảng 1,6mm, để dành cho những người thích êm, nhẹ hơn. Đầu 1mm có tính Dương vì nó gây ra cảm giác ấm, nóng khi xâm vào da một lúc, còn đầu kia to hơn thì lại không cho cảm giác như thế khi xâm, nên gọi nó là đầu Âm.
3/Có mấy cách trị liệu khác nhau:
a/Xâm khắp mặt không chừa chỗ nào, từ trán xuống cằm. Xâm nhặt (tức là khít các chỗ xâm) chứ không xâm thưa. Cho dù bệnh gi cũng làm vậy, tự nhiên bệnh sẽ giảm hoặc khỏi. Cách xâm này là dễ nhất vi không cần đồ hình hay huyệt đạo nhưng lại mất nhiều thì giờ cho nên trên thực tế ít ai chịu làm khắp mặt, dù nó rất hay.
b/Xâm theo đồ hình trên mặt hay ở chỗ khác trên cơ thể (bàn chân, loa tai, khớp vai, vai, lưng, cổ ,cổ gáy, da đầu.v.v…), hay tại chỗ đang đau hoặc có bệnh. Nhưng cần nhớ trước đó phải dùng cây ỦI 5 CHIA ủi trên các vùng của đồ hình phản chiếu có liên quan đến các bộ phận đang bị đau nhức hay có bệnh để tìm các vùng nhạy cảm. Khi gặp chỗ có phản ứng, tức là đau hay nổi cộm, cứng hay bất thường dưới da thì dừng lại và lấy cây Giọt mưa (tức cây xâm mứt gừng) xâm chỗ mà bệnh nhân kêu là đang đau và khi xâm thi có cảm giác châm chích. Xâm mỗi nơi độ 30-40 cái (hoặc hơn) rồi dừng, hỏi bệnh nhân xem kết quả thế nào. Nếu bệnh nhân cho biết đã đỡ đau nhức hay tê mỏi từ 30% trở lên thì tiếp tục, còn nếu không bớt gì cả hay bớt quá ít (dưới 30%) thì bỏ qua, đi tìm chỗ khác mà xâm.
Vi dụ: bệnh nhân bị đau chân, lết đi không nổi như bị đau thần kinh tọa chẳng hạn thì ta sẽ lấy cây ‘Ủi 5 chia’ ủi trước ở vùng phản chiếu chân của Đồ hình Dương hoặc Đồ hình Âm. Khi thấy chỗ nào mà bệnh nhân kêu đau, ta sẽ dừng lại xem bệnh nhân bị đau chỗ nào nhiều nhất thì ta lấy cây Giọt mưa ra xâm nhẹ nhàng và liên tục (Lưu ý: Nếu xâm mạnh tay quá có thể sẽ làm da bệnh nhân bị rướm máu) vào nơi mà “cây 5 chia” ủi thấy bệnh nhân kêu đau. Xâm chừng 30 tiếng đếm thì dừng lại, hỏi bệnh nhân xem kết quả ra sao.Nếu kết quả không cao thi phải đổi liền qua Đồ hình khác. Nếu bệnh nhân cho biết kết quả cao hơn 30% thì tiếp tục xâm cho đến khi đạt kết quả 80 – 90% thì dừng.
c/Ta cũng có thể Xâm trên huyệt thay vì Ấn hoặc Day.Ví dụ: đối với một bệnh nhân bị sõi Bàng quang ta có thể xâm huyệt 87 ở vùng cằm (vì ụ càm tương ứng với bàng quang tức bọng đái) và xâm huyệt 19 vì huyệt 19 làm điều chỉnh sự nở cơ trơn và cơ vòng khiến cho hạt sõi phải bị đẩy ra theo đường tiểu.
d/Ta có thể xâm trực tiếp nơi bộ phận đang có bệnh như đầu gối, bã vai, mông, da đầu,quanh mặt.v.v…Nói gọn lại là “ĐAU ĐÂU XÂM ĐÓ”. Tuy nhiên CẦN PHẢI THEO DÕI SAT SAO, XEM SAU KHI XÂM ĐỘ TRÊN DƯỚI 30 TIẾNG ĐẾM, bệnh nhân có cảm thấy bớt đau hay dễ chịu không. Nếu bớt hơn 30% thi tiếp tục, còn không kết quả hoặc kết quả quá ít, hay tình trạng bệnh trở nên xấu hơn thì ngưng và đổi qua chỗ khác hoặc thủ pháp khác.
e/Ta có thể KẾT HỢP VỚI PHÁC ĐỒ 6 VÙNG PHẢN CHIẾU HỆ BẠCH HUYẾT HAY CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HOẶC HỔ TRỢ TRƯỚC KHI XÂM hoặc HƠ NGẢI CỨU TẠI CHỖ VỪA XÂM. Kết quả sẽ tốt hơn và bền hơn. Ta cũng có thể kết hợp xâm TRỰC TIẾP tại chỗ đang có bệnh và nơi phản chiếu cơ quan hay bộ phận đang có bệnh dựa trên các ĐỒ HÌNH tương ứng với bộ phận đang bị bệnh.
f/Trên thực tế, thỉnh thoảng có hiện tượng ta xâm chỗ này mà triệu chứng bệnh lại chạy sang chỗ khác. Để tránh tình trạng như vậy tiếp diễn, ta phải ‘khóa’ nó lại bằng cách ấn hoặc dán cao hai huyệt số 0 hoặc hơ ngải cứu ngay sau khi xâm.
Trên đây là một cách chữa bệnh cũ nay được phổ biến như một kỹ thuật mới với tên gọi mới là MÃN THIÊN HOA VŨ, đặc biệt bằng một dụng cụ mới có tên là cây “GIỌT MƯA” đi kèm cây “5 CHIA”
*Cây “GIỌT MƯA”: Dụng cụ này có hai đầu, một đầu nhỏ khoảng 1mm và đầu kia khoảng 1,6mm.
image038
*Cây “5 CHIA” hay cây ỦI (ảnh dưới)
image039
Cần phân biệt cây GIỌT MƯA với cây Giọt Sương:
-Cây Giọt mưa có 2 đầu, dùng cho thủ pháp Xâm mứt gừng
– Cây Giọt sương có 1 đầu bi nhỏ, dùng cho thủ pháp Ấn tê (Nhất dương chỉ) .
Đây là kỹ thuật RẤT ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM VÀ MANG LẠI HIỆU QUẢ RẤT CAO VÀ NHANH TRÊN NHIỀU LOẠI BỆNH KHÁC NHAU.Tuy nhiên cần lưu ý đối với các bệnh nhân bị huyết áp thấp hay suy nhược cơ thể thì không nên xâm nhiều quá và trước khi xâm phải dùng đầu Dương cây Sao chổi gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết để người khỏe lên và huyết áp cũng được nâng lên. Nếu quên làm 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết trước, khiến bệnh nhân bị mệt hay chóng mặt thì các bạn phải dùng cây dò gạch khắp mặt 2 – 3 lần rồi gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết để nâng huyết áp lên và làm bệnh nhân khỏe lại (trong trường hợp nhẹ, ta có thể ấn huyệt 19 và huyệt số 6 để nâng huyết áp lên cho người khỏe lại).
Với kỹ thuật Mãn Thiên Hoa Vũ/Xâm Mứt Gừng, ta có thể ĐẠI CHÚNG HÓA DIỆN CHẨN MỘT CÁCH NHANH CHÓNG HƠN NỮA, GIÚP CHO NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG LỢI ÍCH TỪ PHƯƠNG PHÁP NÀY MỘT CÁCH TỰ NHIÊN VÀ ÍT TỐN KÉM NHẤT.

NHẮC LẠI DANH SÁCH 33 GIẢN THUẬT
1.Chà mặt bằng khăn nóng
2.Quay cổ tay
3.Xoa mặt /xoa chân
4.Vô chiêu (dán cao Salonpas khắp mặt) 5.Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng cây Sao chổi
6.Gạch mặt bằng cây dò
7.Gach cổ, gáy, vai, lưng bằng cây  3 chia lớn.
8.Lăn mặt bằng cây lăn đinh đôi nhỏ
9.Lăn mặt bằng cây lăn cấu đôi nhỏ bằng sừng hay nhựa (có khía hoặc láng)
10.Lăn mặt bằng cây lăn trung hình trụ, có khía (bằng đồng hay nhựa)
11.Lăn mặt bằng cây lăn cầu láng bằng đồng hoặc nhựa
12.Lăn tay, chân, lưng, ngực, bụng bằng cây lăn quẹt
13.Lăn bụng, lưng và mông bằng cây lăn 3 trục
14.Lăn lưng, mông , đùi bằng cây lăn cầu gai đôi lớn
15.Lăn khớp lưng, đùi bằng cây lăn đinh lớn 16.Lăn mặt và các ngón tay bằng cây lăn 2 đầu
17.Lăn lưng, mông, đùi, bàn tay, bàn chân bằng quả cầu gai rời bằng nhựa hay inox
18.Lăn toàn thân bằng cây trục đôi Thần kỳ
 19.Gõ búa Mai hoa (búa nhỏ) đầu sừng bằng đầu gai (đinh) trên mặt, đầu hay các bộ phận khác trên cơ thể.
20.Gõ búa lớn (đầu cao su) khắp người
21. Gõ búaTrường thọ khắp mặt
22.Cào đầu bằng cây cào lớn
23.Cào mặt và 2 lòng bàn tay bằng cào mini
24.Xâm mứt gừng bằng cây xâm 2 đầu nhỏ.
25.Ấn tê (Nhất dương chỉ) bằng cây Giọt sương có đầu bi nhỏ
26.Chà đầu, ngực, bụng, lưng, mông, đùi… bằng con bọ lớn/nhỏ hay cây Mỹ nữ
27.Chà mặt bằng bàn chải tiên lớn/nhỏ có một đầu bằng đồng
28.Chà mặt bằng cây đĩa bay nhỏ (Josephine) và chà bàn chân bằng cây đĩa bay lớn .
29.Ủi mặt bằng con cá nhỏ (cây Napoleon) có đầu đồng hay nhựa – Ủi trên lưng, mông, đùi, bắp chân bằng con Cá lớn (Napoleon)
30.Day phớt các sinh huyệt ở mặt hay trong người bằng cây dò day, còn gọi là cây day phớt
31.Hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể
31.Hơ máy sấy tóc trên cơ thể (bụng, ngực, cổ, gáy, vaI, lưng, lòng bàn tay, chân…
32.Chườm nóng bằng túi chườm nóng (dùng điện hay nước nóng) tại chỗ đau.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

32 GIẢN THUẬT (Phần 7)


Cào mặt với cây cào mini

Kỳ này học về 2 giản thuật thực hiện bằng thủ pháp cào và dụng cụ liên hệ. Đó là:
-Giản thuật số 22: Cào đầu bằng cây cào lớn.
-Giản thuật số 23: Cào mặt và 2 lòng bàn tay bằng cào mini.
CÀO ĐẦU – KỸ THUẬT CÀO
44- cao lon.jpg Cây cào lớn
 Để giúp máu huyết lưu thông trên da đầu, hỗ trợ điều trị các bệnh nhức đầu, cảm cúm… ta có thể áp dụng kỹ thuật Cào đầu với các dụng cụ cây cào lớn. Ngoài ra  còn có thể cào bằng Con bọ lớn/nhỏ hay hay dùng hai bàn tay xòe ra như hai cây lược lớn.,
Nếu dùng cây cào hay Con bọ thì ta cào từ trên đỉnh đầu xuống đến mí tóc phía trước.
Nếu dùng hai bàn tay thì trước hết, ta ấn ngón cái vào 2 màng tang để làm trụ rồi dùng 4 ngón tay để cào theo chiều từ trước ra sau khắp trên đầu.
Nếu dùng dụng cụ, nên có người giúp để có thể cào cả phía trước và sau đầu, hiệu quả sẽ tốt hơn là tự cào cho mình.

CÀO MẶT VÀ LÒNG BÀN TAY – KỸ THUẬT CÀO
Có thể phòng bệnh và tăng cường nội lực hữu hiệu qua kỹ thuật cào khắp mặt bằng dụng cụ cào mini (ảnh bên cạnh)

cay cao mini copy.jpg
Thực hành
Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cào nhẹ nhàng đến toàn thể khuôn mặt trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút, lập lại 3 lần. Cào một cách thận trọng và thuận theo tự nhiên (cào vừa sức, nhẹ nhàng, cào chiều nào cũng được). Tuy nhiên, không nên vừa đẩy tới vừa kéo lui răng cào trên da mặt, mà chỉ cào theo một chiều lui cây cào mà thôi.
Về cào hai lòng bàn tay thì có thể cào mạnh hơn, theo chiều nào cũng được. Cào 2 lần vào buổi sáng ngủ dậy và tối (trước khi ngủ), trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút, lập lại 3 lần.
Nguyên lý
Với dụng cụ gọn nhẹ, thích hợp là cây cào mini, phương pháp cào mặt đã chọn khuôn mặt như một căn cứ trung tâm, hàng đầu để nâng cao sức khỏe.
Mặt phản chiếu toàn bộ vỏ não, tức “bộ chỉ huy” điều khiển gần hết các động thái trực giao cảm/đối giao cảm của các bộ phận ngoại vi cũng như cơ quan nội tạng trong con người. Do đó, khi làm động tác cào, kích thích mặt, đồng thời kích thích hoạt động của võ não, giúp não phấn chấn chính là tăng cường nội lực cho các cơ quan, bộ phận hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn.
Cứ tưởng tượng là vào buổi sáng (thời điểm thích hợp nhất cho cào mặt), ta thức dậy – não thức tỉnh sớm nhất - và các hệ thần kinh, tuần hoàn, nội tiết.v.v…cùng thức giấc với bộ não, rồi nếu các hệ ấy còn ngái ngủ, chậm chạp thì đã có cây cào mini lay động, “tập thể dục” cho chúng tỉnh ngủ hẳn mà hoạt động cho tốt. Từ hình ảnh sinh động ấy, có thể kể ra một số lợi ích dễ thấy nhất của kỹ thuật cào mặt:
-Tăng sinh lực tổng quát: có giá trị như thuốc bổ, gây nóng da mặt và nóng người, cho cảm giác khoẻ khoắn, tự tin và yêu đời.
-An thần (relaxation), giảm căng thẳng (stress), trị mất ngủ.
-Góp phần trị cơn nhức răng: Do đưa máu tụ về mặt nhiều hơn.
-Hoá giải sự lão hóa da: Đặc biệt là da mặt mịn hơn, căng hơn. Các khiếm khuyết trên da mặt, như mụn cám, tàn nhang, vết nám thì dần dần biến mất, mờ hoặc tróc đi. Những hiệu quả này rất có ích cho phái đẹp.
-Trị bệnh cho mắt: chứng mắt mờ, thoái hóa điểm vàng, chảy nước mắt sống.v.v…
-Trị huyết áp cao: Cào nhẹ 100 cái bên trên 2 lông mày (gờ mày) và dọc xuống sống mũi.
-Trị đau lưng: cào nhiều ở vùng 2 bên mí tóc trán.
-Trị viêm họng: cào nhiều ở vùng trước 2 dái tai.
-Trị Cholesterol cao trong máu: khi dùng cào mini cào vùng tam giác gan (H.233, 41, 50)
Mặt khác, do những sự khác biệt về thể lý, cơ địa giữa những người cùng sử dụng kỹ thuật cào mặt, như về giới tính (nam/nữ), tuổi tác (già/trẻ), thể tạng (tạng Âm/tạng Dương).v.v…, mà có những biểu hiện đáp ứng khác nhau (như cảm giác mát hay nóng khi cào mặt) đối với kỹ thuật cào mặt.
Về cào lòng bàn tay, công dụng gần giống cào mặt, chủ yếu tác động vào võ não và tim, trị và hỗ trợ trị các bệnh chứng như huyết áp cao, bất tỉnh, hôn mê, liệt…

Tóm lại, chỉ gồm những động tác đơn giản, nhẹ nhàng, kỹ thuật cào mặt bằng cây cào mini có thể đem lại những lợi ích nhanh chóng nhưng không kém bền bĩ cho chúng ta, cả về phần trí tuệ, tinh thần lẫn phần thể chất, ngoại hình. Nên nhớ: Cào tới chỗ nào đau, thốn nhiều thì cào nhiều vào chỗ đó, vì các điểm đau báo hiệu một bệnh nào đó trong cơ thể.
 Các dụng cụ có cách dùng và công dụng tương tự:
caycao dohuyet

Cây cào dò mini
Công dụng: Đầu cào nhỏ dùng để cào trên mặt. Đầu dò dùng để dò Sinh huyệt và vạch/ấn huyệt.


42 cao2dau.jpg
43 cao landinh.jpg
Cây cào 2 đầu lớn/nhỏ
Công dụng: Đầu cào nhỏ cào mặt, đầu cào lớn cào trên các vùng khác của cơ thể.
Cây cào lăn đinh
Công dụng: Đầu cào nhỏ dùng cào mặt - Đầu lăn đinh: lăn trên mặt và trên bàn tay, ngón tay.

NHẮC LẠI DANH SÁCH 33 GIẢN THUẬT
1.Chà mặt bằng khăn nóng
2.Quay cổ tay
3.Xoa mặt /xoa chân
4..Vô chiêu (dán cao Salonpas khắp mặt)
5. Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng cây Sao chổi
6.Gạch mặt bằng cây dò
7.Gach cổ, gáy, vai, lưng bằng cây  3 chia lớn.
8.Lăn mặt bằng cây lăn đinh đôi nhỏ
9.Lăn mặt bằng cây lăn cấu đôi nhỏ bằng sừng hay nhựa (có khía hoặc láng)
10.Lăn mặt bằng cây lăn trung hình trụ, có khía (bằng đồng hay nhựa)
11.Lăn mặt bằng cây lăn cầu láng bằng đồng hoặc nhựa
12. Lăn tay, chân, lưng, ngực, bụng bằng cây lăn quẹt
13.Lăn bụng, lưng và mông bằng cây lăn 3 trục
14.Lăn lưng, mông , đùi bằng cây lăn cầu gai đôi lớn
15.Lăn khớp lưng, đùi bằng cây lăn đinh lớn
16. Lăn mặt và các ngón tay bằng cây lăn 2 đầu
17. Lăn lưng, mông, đùi, bàn tay, bàn chân bằng quả cầu gai rời bằng nhựa hay inox
18. Lăn toàn thân bằng cây trục đôi Thần kỳ

19.Gõ búa Mai hoa (búa nhỏ) đầu sừng bằng đầu gai (đinh) trên mặt, đầu hay các bộ phận khác trên cơ thể.
20.Gõ búa lớn (đầu cao su) khắp người
21. Gõ búa Trường thọ khắp mặt
22.Cào đầu bằng cây cào lớn
23.Cào mặt và 2 lòng bàn tay bằng cào mini
24.Xâm mứt gừng bằng cây xâm 2 đầu nhỏ.
25.Ấn tê (Nhất dương chỉ) bằng cây Giọt sương có đầu bi nhỏ
26.Chà đầu, ngực, bụng, lưng, mông, đùi… bằng con bọ lớn/nhỏ hay cây Mỹ nữ
27.Chà mặt bằng bàn chải tiên lớn/nhỏ có một đầu bằng đồng
28. Chà mặt bằng cây đĩa bay nhỏ (Josephine) và chà bàn chân bằng cây đĩa bay lớn .
29.Ủi mặt bằng con cá nhỏ (cây Napoleon) có đầu đồng hay nhựa - Ủi trên lưng, mông, đùi, bắp chân bằng con Cá lớn (Napoleon)
30.Day phớt các sinh huyệt ở mặt hay trong người bằng cây dò day, còn gọi là cây day phớt
31. Hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể.
32. Hơ máy sấy tóc trên cơ thể (bụng, ngực, cổ, gáy, vaI, lưng, lòng bàn tay, chân…)
33. Chườm nóng bằng túi chườm nóng (dùng điện hay nước nóng) tại chỗ đau.

 Nguồn tư liệu: VP/TTVYĐQT
 (còn tiếp)

32 GIẢN THUẬT (Phần 6)


HV Diện Chẩn thực tập dùng búa Trường thọ
Kỳ này là 3 giản thuật từ số 19 đến số 21 được thực hiện bằng thủ pháp GÕ và các dụng cụ gõ liên hệ:















         19. Gõ búa nhỏ trên mặt, đầu…
Dụng cụ này còn được gọi là búa Mai hoa hay búa gôm-gai, bằng nhựa cao cấp, 1 đầu cao su (gôm) có tính Dương, 1 đầu gai inox có tính Âm.
 Tùy theo bệnh mà dùng đầu gai hay gôm gõ trên mặt, đầu hay các bộ phận khác trên cơ thể. Chữa bong gân, cảm lạnh, căng/co cơ mặt, nhức đẩu, trị bệnh về mắt.

http://dienchan.com/imagesflashupload/image001%28155%29.jpg
20. Gõ búa lớn khắp người
Dụng cụ này bằng nhựa cao cấp, 1 đầu cao su, 1 đầu gai nhựa.
Dùng đầu cao su gõ khắp người, vai, lưng, bắp đùi, các xương khớp… Làm giảm đau nhức, làm dẽo gân, mềm cơ, giúp máu huyết lưu thông. Chữa đau lưng, đau thần kinh tọa, đau đầu gối.

http://dienchan.com/imagesflashupload/image002%28409%29.jpg
21. Gõ búa Trường thọ khắp mặt
Búa này bằng nhựa cao cấp, 2 đầu cao su.
Vào mỗi ngày (sáng hay chiều), ta có thể dùng Búa Trường Thọ để gõ đều đặn toàn thể khuôn mặt trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút, lập lại 3 lần (Chỉ nên gõ một lần trong ngày vì có tính Dương – nóng). Gõ một cách đều đặn và nhẹ nhàng. Chủ yếu là gõ trên vùng 2 bên mũi, 2 gò má, quanh miệng, bọng má và vùng cằm.
Lưu ý: Trán và vùng Ấn đường nên gõ nhẹ và ít để giảm đau.
Nguyên lý
Do bộ mặt phản chiếu các bộ phận nội tạng và ngoại vi, việc gõ nhẹ sẽ kích thích hoạt động của các bộ phận, giúp lưu thông khí huyết. Tác dụng tăng lực tổng quát này của phương pháp gõ với búa Trường Thọ (Không dùng cây búa hai đầu gôm – gai có tác dụng chữa bệnh) có giá trị như thuốc bổ, gây nóng da mặt và nóng người nếu gõ nhiều. Nó kích thích sự vận hành máu huyết đến các cơ quan, cho cảm giác khoẻ khoắn. Gõ mặt còn có tác dụng thư giãn (relaxation), giảm căng thẳng (stress).
Giá trị và công dụng của cây búa Trường thọ
Với dụng cụ gọn nhẹ, thích hợp là cây búa Trường thọ, phương pháp gõ mặt được xem là một biện pháp đơn giản, dễ dàng để nâng cao sức khỏe. Mặt phản chiếu toàn bộ cơ thê với các bộ phận ngoại vi cũng như cơ quan nội tạng trong con người, nên khi làm động tác gõ, kích thích mặt chính là tăng cường nội lực cho các cơ quan, bộ phận hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn. Việc gõ mặt giúp cơ thể:
Tăng sinh lực, tăng cảm giác khoẻ khoắn, tự tin và yêu đời.
Gia tăng sự chuyển động các vi mạch máu dưới da, làm săn da, chắc thịt, chắc răng, làm nhỏ lỗ chân lông, làm mịn da mặt. an thần, giảm stress, tạo sinh lực kéo dài tuổi thọ.v.v…
Tóm lại, chỉ gồm động tác đơn giản, nhẹ nhàng, kỹ thuật gõ mặt bằng cây búa Trường Thọ có thể đem lại những lợi ích nhanh chóng nhưng không kém bền bỉ cho chúng ta, cả về phần trí tuệ, tinh thần lẫn phần thể chất.

http://dienchan.com/imagesflashupload/bua%20truong%20tho.jpg

NHẮC LẠI DANH SÁCH 33 GIẢN THUẬT
1.Chà mặt bằng khăn nóng
2.Quay cổ tay
3.Xoa mặt /xoa chân
4..Vô chiêu (dán cao Salonpas khắp mặt)
5. Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng cây Sao chổi
6.Gạch mặt bằng cây dò
7.Gach cổ, gáy, vai, lưng bằng cây  3 chia lớn.
8.Lăn mặt bằng cây lăn đinh đôi nhỏ
9.Lăn mặt bằng cây lăn cấu đôi nhỏ bằng sừng hay nhựa (có khía hoặc láng)
10.Lăn mặt bằng cây lăn trung hình trụ, có khía (bằng đồng hay nhựa)
11.Lăn mặt bằng cây lăn cầu láng bằng đồng hoặc nhựa
12. Lăn tay, chân, lưng, ngực, bụng bằng cây lăn quẹt
13.Lăn bụng, lưng và mông bằng cây lăn 3 trục
14.Lăn lưng, mông , đùi bằng cây lăn cầu gai đôi lớn
15.Lăn khớp lưng, đùi bằng cây lăn đinh lớn
16. Lăn mặt và các ngón tay bằng cây lăn 2 đầu
17. Lăn lưng, mông, đùi, bàn tay, bàn chân bằng quả cầu gai rời bằng nhựa hay inox
18. Lăn toàn thân bằng cây trục đôi Thần kỳ

19.Gõ búa Mai hoa (búa nhỏ) đầu sừng bằng đầu gai (đinh) trtên mặt, đầu hay các bộ phận khác trên cơ thể.
20.Gõ búa lớn (đầu cao su) khắp người
21. Gõ búa Trường thọ khắp mặt
22.Cào đầu bằng cây cào lớn
23.Cào mặt và 2 lòng bàn tay bằng cào mini
24.Xâm mứt gừng bằng cây xâm 2 đầu nhỏ.
25.Ấn tê (Nhất dương chỉ) bằng cây Giọt sương có đầu bi nhỏ
26.Chà đầu, ngực, bụng, lưng, mông, đùi… bằng con bọ lớn/nhỏ hay cây Mỹ nữ
27.Chà mặt bằng bàn chải tiên lớn/nhỏ có một đầu bằng đồng
28. Chà mặt bằng cây đĩa bay nhỏ (Josephine) và chà bàn chân bằng cây đĩa bay lớn .
29.Ủi mặt bằng con cá nhỏ (cây Napoleon) có đầu đồng hay nhựa - Ủi trên lưng, mông, đùi, bắp chân bằng con Cá lớn (Napoleon)
30.Day phớt các sinh huyệt ở mặt hay trong người bằng cây dò day, còn gọi là cây day phớt
31. Hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể.
32. Hơ máy sấy tóc trên cơ thể (bụng, ngực, cổ, gáy, vaI, lưng, lòng bàn tay, chân…)
33. Chườm nóng bằng túi chườm nóng (dùng điện hay nước nóng) tại chỗ đau.

 Nguồn tư liệu: VP/TTVYĐQT

32 GIẢN THUẬT (Phần 5)



Kỳ này là 11 giản thuật (từ số 8 đến số 18) được thực hiện bằng thủ pháp lăn và các dụng cụ lăn trong DC.
Lưu ýTheo hướng dẫn của GSTSKH Bùi Quốc Châu, danh sách các giản thuật được bổ sung thêm Giản thuật số 18: Lăn toàn thân bằng cây trục đôi Thần kỳ. Do đó, từ đây danh sách giản thuật là gồm 33 thủ pháp, thay vì 32.
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ THU PHÁP LĂN
Lăn là động tác cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ (xéo góc với mặt da). Bình thường ta có thể lăn hai chiều - tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương. Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.
Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 - 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 - 3 lần.
Đây là thủ pháp căn bản đơn giản nhất của Diện Chẩn.
11 GIẢN THUÂT LĂN VÀ DỤNG CỤ LIÊN HỆ
8.Lăn mặt bằng cây lăn đinh đôi nhỏ : Có thể lăn cả ở ngón tay, ngón chân, bàn tay/chân. Tác dụng đến các cơ quan theo luật Đồng ứng. Có tính Âm.
  
9.Lăn mặt bằng cây lăn cầu đôi nhỏ bằng sừng hay nhựa (có khía hoặc láng)
Tác dụng của dụng cụ lăn cầu gai (lớn và nhỏ) tương đương với tác dụng của phác đồ Làm ấm và phác đồ Giảm tiết dịch.
 
10.Lăn mặt bằng cây lăn trung, hình trụ, có khía (bằng đồng hay nhựa)
Tác dụng của cây lăn đông trungtương đương với tác dụng của phác đồ Làm mát.
11.Lăn mặt bằng cây lăn cầu láng bằng đồng hoặc nhựa: Có tính Dương, chữa đau mắt.
 
12. Lăn trên tay, chân, lưng, ngực, vai, bụng bằng cây lăn quẹt: Loại lăn quẹt gai (Dương) có công dụng làm ấm cơ thể. Loại lăn quẹt đinh (Âm) làm mát cơ thể.
Cây lăn quẹt gai có tính Dương
           

 Cây lăn quẹt đinh có tình Âm

13.Lăn bụng, lưng, mông… bằng cây lăn 3 trục :
-Loại cán ngắn: Giúp điều hòa khí huyết, tan mỡ bụng, săn chắc da thịt. Có tình Dương. Là 1 dụng cụ làm đẹp hiệu quả cao.
-Loại cán dài: Giúp máu huyết lưu thông, giảm béo. Cán dài giúp cho người dùng dễ làm hơn khi tự lăn phía sau lưng.
 
14.Lăn lưng, mông , đùi bằng cây lăn cầu gai đôi lớn
Tác dụng của dụng cụ lăn cầu gai (lớn và nhỏ) tương đương với tác dụng của phác đồ Làm ấm và phác đồ Giảm tiết dịch. Các sự tương đương này sẽ giúp cho học viên khi chữa bệnh thì có thể dùng các dụng cụ lăn nêu trên thay cho các phác đồ mà mình đã không nhớ.

  
Có tính Dương
15.Lăn khớp lưng, đùi bằng cây lăn đinh lớn
Có thể lăn cả trên trên vai, bụng. Giải tỏa sự ứ nhiệt do máu tụ khí gây đau nhức. Làm mát, có tính Âm, hút nhiệt.
 

16. Lăn mặt và các ngón tay bằng cây lăn 2 đầu
(1 đầu là  cầu gai, 1 đầu là lăn đinh). Đầu Đinh: Có tính Âm ( mát) Đầu Gai ( sừng) có tính Dương. Có thể lăn cả ở ngón tay, ngón chân.
LƯU Ý: Tác dụng của đầu lăn đinhtương đương với tác dụng của phác đồ Làm mát và phác đồ Tăng tiết dịch. Sự tương đồng này sẽ giúp cho học viên có thể tận dụng dụng cụ để chữa bệnh trong trường hợp không nhớ 2 phác đồ đã nêu.
 

17. Lăn lưng, mông, đùi, bàn tay, bàn chân bằng quả cầu gai, gồm 2 loại:
-Cầu gai sừng (nhựa): Có tính Dương. Làm ấm cơ thể. Trị các bệnh tim do lạnh, rất tốt cho trường hợp cấp cứu tim mạch.
-Cầu đinh inox: Có tính Âm, làm mát cơ thể. Trị huyết áp cao và bệnh nóng tim, tim to, cấp cứu tim.
 
Cầu gai sừng : bên trái – Cầu đinh inox: bên phải.

18. Lăn toàn thân bằng cây trục đôi Thần kỳ : Gíup máu huyết điều hòa, giảm béo, thon người…




NHẮC LẠI DANH SÁCH 33 GIẢN THUẬT
1.Chà mặt bằng khăn nóng
2.Quay cổ tay
3.Xoa mặt /xoa chân
4..Vô chiêu (dán cao Salonpas khắp mặt)
5. Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng cây Sao chổi
6.Gạch mặt bằng cây dò
7.Gach cổ, gáy, vai, lưng bằng cây  3 chia lớn.
8.Lăn mặt bằng cây lăn đinh đôi nhỏ
9.Lăn mặt bằng cây lăn cấu đôi nhỏ bằng sừng hay nhựa (có khía hoặc láng)
10.Lăn mặt bằng cây lăn trung hình trụ, có khía (bằng đồng hay nhựa)
11.Lăn mặt bằng cây lăn cầu láng bằng đồng hoặc nhựa
12. Lăn tay, chân, lưng, ngực, bụng bằng cây lăn quẹt
13.Lăn bụng, lưng và mông bằng cây lăn 3 trục
14.Lăn lưng, mông , đùi bằng cây lăn cầu gai đôi lớn
15.Lăn khớp lưng, đùi bằng cây lăn đinh lớn
16. Lăn mặt và các ngón tay bằng cây lăn 2 đầu
17. Lăn lưng, mông, đùi, bàn tay, bàn chân bằng quả cầu gai rời bằng nhựa hay inox
18. Lăn toàn thân bằng cây trục đôi Thần kỳ

19.Gõ búa Mai hoa (búa nhỏ) đầu sừng bằng đầu gai (đinh) trtên mặt, đầu hay các bộ phận khác trên cơ thể.
20.Gõ búa lớn (đầu cao su) khắp người
21. Gõ búa Trường thọ khắp mặt
22.Cào đầu bằng cây cào lớn
23.Cào mặt và 2 lòng bàn tay bằng cào mini
24.Xâm mứt gừng bằng cây xâm 2 đầu nhỏ.
25.Ấn tê (Nhất dương chỉ) bằng cây Giọt sương có đầu bi nhỏ
26.Chà đầu, ngực, bụng, lưng, mông, đùi… bằng con bọ lớn/nhỏ hay cây Mỹ nữ
27.Chà mặt bằng bàn chải tiên lớn/nhỏ có một đầu bằng đồng
28. Chà mặt bằng cây đĩa bay nhỏ (Josephine) và chà bàn chân bằng cây đĩa bay lớn .
29.Ủi mặt bằng con cá nhỏ (cây Napoleon) có đầu đồng hay nhựa - Ủi trên lưng, mông, đùi, bắp chân bằng con Cá lớn (Napoleon)
30.Day phớt các sinh huyệt ở mặt hay trong người bằng cây dò day, còn gọi là cây day phớt
31. Hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể.
32. Hơ máy sấy tóc trên cơ thể (bụng, ngực, cổ, gáy, vaI, lưng, lòng bàn tay, chân…)
33. Chườm nóng bằng túi chườm nóng (dùng điện hay nước nóng) tại chỗ đau.


 CÒN TIẾP