Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.6)



TAI
Cấu trúc tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Tai ngoài: gồm loa tai (vành tai), ống tai.

Tai giữa: màng nhĩ. Chuỗi xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) các xương này liên kết với nhau bởi các khớp. Các tế bào chũm. Vòi Eustache là ống thông giữa hòm nhĩ với thành sau họng. Vòi nhĩ có chức năng điều hòa cân bằng áp lực trong hòm nhĩ và môi trường bên ngoài màng nhĩ.
Tai tronggồm mê đạo xương tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Ốc tai có hình dạng như con ốc có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh sau đó mã hóa và chuyển lên não.
Tai có các chức năng chính
- Dẫn truyền âm thanh
Cơ chế nghe: sóng âm thanh đập vào màng nhĩ lan truyền qua chuỗi xương con, ốc tai đến cơ quan thụ cảm âm thanh sau đó theo thần kinh ốc tai lên não.
- Giữ thăng bằng cơ thể, định hướng trong không gian:cơ quan tiền đình có chức năng giữ cho cơ thể luôn ở trang thái cân bằng trong không gian ba chiều.
Khi rối loạn chức năng sinh lý nghe dẫn đến giảm hay mất khả năng nghe. Rối loạn chức năng thăng bằng biểu hiện bệnh lý chóng mặt, mất thăng bằng.




Theo nguyên lý Đồng Ứng ( Đồng Dạng – Đồng Hình ) Tai còn đồng ứng với Quả thận và Dạ dày. Vì thế trong việc điều trị các bệnh về Thận và Dạ dày, ta có thể tác động trên 2 vành tai như một biện pháp hỗ trợ.
Theo Luật Lân Cận ( Mắt đâu Tai đó ) thì Tai còn nằm ở các vùng :
-          Vùng dưới và trước mắt cá ngoài bàn chân.
-          Vùng dưới đốt thứ ba ngón tay trỏ
ĐIẾC TAI :
Căn cứ cấu tạo giải phẫu và chức năng các bộ phận của tai, người ta phân biệt các thể bệnh điếc như sau:
Điếc dẫn truyền: do có dị vật nằm ở tai ngoài và tai giữa như nút ráy tai, viêm tai giữa, ngăn cản sự dẫn  truyền của âm thanh đến tai trong, mức độ điếc nhẹ hay vừa, có khi chỉ bị điếc tạm thời. Có thể dùng thuốc hay phẫu thuật, sử dụng máy nghe đối với thể điếc này hiệu quả rất tốt.
- Điếc tiếp nhận ốc tai: do tổn thương nằm ở tai trong, khi đó âm thanh truyền đến tai trong không biến đổi được thành các xung điện, gặp trong các trường hợp: điếc ở người cao tuổi, do ảnh hưởng của tiếng ồn lâu ngày làm cho các tế bào của ốc tai bị tổn thương, điếc do nhiễm vi khuẩn hoặc virut trong các bệnh như quai bị, viêm màng não... Mức độ điếc: nhẹ, vừa, nặng, sâu, thậm chí điếc hoàn toàn.
- Điếc hỗn hợp: do có tổn thương tai ngoài, tai giữa, hay cả tai ngoài và tai giữa và tai trong. Loại điếc này có cả đặc điểm của điếc dẫn truyền, điếc thần kinh ốc tai.
Điều trị :
Có một huyệt rất công hiệu để trị bệnh Điếc:
Điểm gặp từ huyệt 139 kéo thẳng lên và từ 103 kéo qua. Khi ấn vào rất đau nhưng rất công hiệu.
Các phác đồ :
1/ Day ấn huyệt 15 – 0 , cào da đầu vùng trên tai. Day ấn sinh huyệt quanh tai. Bấm sinh huyệt quanh mắt cá chân.
( Bùi Quốc Châu và Lý Phước Lộc)
2/ Day ấn huyệt :
-          43, 45, 65, 300, 235, 0
-          8, 189, 1, 39, 57, 132
-          43, 45, 65, 300, 235, 0
Day ấn một trong 3 phác đồ trên kết hợp với cào đầu phía trên đỉnh tai, sau tai.
Kinh nghiệm điểu trị của học viên:
-          Day ấn 41, 16, 37, 38 : Dãn cơ, thanh nhiệt, thông khí.
-          Day ấn 45, 1, 300, 0: Tăng khí huyết vùng đầu.
-          Hơ ngải và dán cao các bộ huyệt trên. ( lưu cao 2 giờ)
-          Hơ ngải vùng đồng ứng với tai trên bàn tay nắm lại.
-          Cào đầu nhiều lần
-          Dùng lăn cầu gai đôi lăn hai bên thăn lưng và vùng thắt lưng ( ngày 1 – 2 lần).
( Theo Phan Xuân Quyên - K 2 )
LÃNG TAI :
Điều trị: Day ấn huyệt 65, 3, 45, 300, 14, 15, 16, 0
NHỌT SAU TAI :
Điều trị:  Day, dán cao huyệt 360, 38
Ở những người già, thận và tỳ suy kém nên thính lực thường bị giảm, đôi khi còn nghe những tiếng vi vo trong tai.
 Điều trị:
Phác đồ 1: Day ấn nếu người bình thường, dán cao khi người có trạng thái lạnh tay chân, các huyệt:
8, 189, 1, 39, 37, 132. 


Phác đồ 2 : Day ấn các huyệt 14, 15, 16, 138, 0, 3, 179


Phác đô 3:
Day ấn huyệt 3, 14, 15, 16,  0.

VIÊM TAI GIỮA
Bệnh có nhiều dạng lâm sàng khác nhau tuỳ: tuổi, thể trạng, nguyên nhân, tổn thương, tiến triển...
Nguyên nhân :
Có nhiều hình thức Viêm tai giữa :
Viêm tai giữa cấp xuất tiết :
Do viêm mũi họng, viêm VA - Do mất thăng bằng áp lực không khí giữa tai giữa và tai ngoài - Do cơ địa dị  ứng.
Viêm tai giữa cấp mủ
Thường do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm V.A., viêm xoang, sau các bệnh nhiễm trùng lây: như cúm, sởi...Sau chấn thương: do áp lực, do hỏa khí gây thủng màng nhĩ...
Nguyên nhân khác có thể gặp như: nhét bấc mũi sau để quá lâu, xì mũi không đúng cách, do khối u ở vòm mũi họng, thoái hóa đuôi cuốn dưới làm tắc vòi Eustasche.
Viêm tai giữa mạn tính
Gồm VTG mạn tính mủ nhầy và VTG mạn tính mủ mãn. Hai thể này khác nhau về nguyên nhân, tổn thương giải phẩu bệnh, triệu chứng lâm sàng, biến chứng, điều trị và tiên lượng.
Điều trị :
Dán cao các huyệt 14, 15, 16 – Day ấn huyệt: 65, 45, 17, 38
VIÊM TAI GIỮA CÓ MỦ VÀ MÁU:
Điều trị:
1.     Day ấn : 16, 138, 0, 14, 61, 37, 38, 17, 1 ( Vưu Thị Mai)
2.     Day, ấn dán cao : 14, 15, 16, 0 ( Bùi Quốc Châu)
3.     Day ấn : 65,45, 17, 38 và thổi hơi nóng vào lỗ tai có mủ.
 TAI CÓ MỦ :
Điều trị : Day ấn gõ, hơ nóng :
Huyệt chính diện : 332, 179, 0, 17, 79, 127, 38.
Huyệt trắc diện : 280, 60, 14, 15. 57


Kinh nghiệm điểu trị của học viên:
Chữa viêm tai có mủ :
Dùng que dò huyệt 14, 15, 16, 0, 65  thấy đau buốt,  ấn 40 nhịp mỗi huyệt, sau đó thổi hơi nóng ngải cứu vào trong tai đau. Mỗi ngày làm 1 lần, sau 3 ngày thì khỏi hẳn.
Ngô Hoàng Yến – khóa 116/2011

(CÒN TIẾP)

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.5)



MŨI
Bệnh về mũi – xoang mũi:
Mũi: Mũi có dạng hình tháp với đỉnh (phần gốc mũi) nằm giữa hai mắt.
Đáy mũi quay xuống dưới là nơi mở ra của hai lỗ mũi. Hai lỗ mũi được ngăn cách với nhau bằng trụ mũi bên ngoài và vách ngăn bên trong.
Khung sụn – xương mũi là giá đỡ cho tổ chức phần mềm ở trên, trong đó phần xương chính mũi nằm ở 1/3 trên của tháp mũi, 2/3 dưới là khung sụn bao gồm sụn tam giác, sụn cánh mũi, sụn vách ngăn mũi.
Ngoài ra còn có các sụn vòng nằm giữa sụn tam giác và sụn cánh mũi.
Do có cấu trúc giải phẫu như trên nên phần trên của mũi sờ vào thấy cứng và cố định vì ở dưới là nền xương. Còn phần đầu mũi thấy mềm và dễ dàng di động vì ở dưới là nền sụn.

NGHẸT MŨI
Mũi không chỉ là đường lưu thông không khí mà còn có thể lọc sạch, làm ấm và làm ẩm không khí. Không khí khô, lạnh, không sạch sau khi lưu thông qua hốc mũi sẽ trở nên sạch sẽ, ấm áp và ẩm ướt, phù hợp với đường hô hấp trên và phổi. Do đó nếu hốc mũi bị tắc do viêm nhiễm, bệnh nhân phải thở bằng miệng, thì không khí hít vào sẽ không được lọc sạch, không được làm ấm và ẩm nên rất dễ gây viêm họng và viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi. Hơn nữa, mũi không thông sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, nghỉ ngơi cũng như làm giảm hiệu suất làm việc.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi:
- Viêm mũi cấp, viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, lệch vách ngăn, khối u trong mũi, chấn thương.
Tùy từng nguyên nhân sẽ có phương pháp giải quyết khác nhau. Vì thế khi bị nghẹt mũi, cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp.
 Điều trị :
·         Day ấn, hơ các huyệt: 184, 300, 287, 61, 0
·         Hơ đồ hình mũi trên trán ( từ huyệt 103 xuống  26) vài chục giây.
·         Hơ lòng bàn tay thấy các mao mạch ở mũi nở ra, mũi thông ngay.
·         Hơ ngải cứu các sinh huyệt cạnh bàn tay (Hơ chỗ nào bắt nóng nhiều nhất) hoặc hơ sinh huyệt cạnh vành tai ( Bùi Quốc Châu)
 Phác đồ theo kinh nghiệm:
·         Gõ H.330 ( bên khoé mắt) và H. 360. (theo Lý Phước Lộc)
·         Cũng có thể day ấn huyệt số 3 và huyệt 23 (Trần Tuyết Mai) hay dán cao Salonpas 7, 61, 432, 565 ( theo Lý Phước Lộc)
HẮT HƠI – NHẢY MŨI
·         Ấn và kéo mạnh huyệt 287 ( hai huyệt nằm ngay dưới lỗ mũi) vài chục cái.
·         Hơ từ huyệt 103 (ngay giữa trán) đến huyệt 26 - Ấn huyệt 209.
Hắt hơi :  Ấn huyệt 19, 63, 1, 0.
SỔ MŨI
Trung bình mỗi ngày có khoảng 9.000 lít không khí đi qua lỗ mũi để vào phổi. Qua dây mũi sẽ làm cho không khí đủ ấm (vừa bằng với thân nhiệt) và ẩm (bằng độ ẩm của cơ thể) trước khi vào đến phổi; nếu không, phổi sẽ bị hư hại.
Trên đường từ lỗ mũi vào phổi, không khí phải đi qua 2 buồng trống nằm hai bên cánh mũi và phía dưới mắt. Tại những buồng trống này có các tuyến tiết ra nước mũi để làm không khí đủ ẩm khi vào đến phổi. Các tuyến này mỗi ngày trung bình tiết ra chừng 2 lít nước mũi để giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng và các buồng không khí nói trên.
Thông thường, nước mũi chảy dọc xuống theo vách sau của mũi và cổ họng, kế đó được đánh văng lên do một số tế bào mỏng như sợi chỉ. Nếu không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo. Chất này làm nhu động phe phẩy của những tế bào hình sợi chậm lại . Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí ra vào mạnh thường tạo nên tiếng kêu sột soạt, và như thế là bạn đã bị sổ mũi.
Điều trị
Rửa mũi bằng nước muối
Hãy pha nửa thìa cà phê muối vào 1/4 lít nước (tương đương với khoảng 2/3 lon bia). Bạn có thể dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, cho nước muối vào đó, ngửa mặt lên cho nước muối có thể chảy vào mũi. Kế đó xịt nước muối vào mũi; trong lúc xịt, hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn.
Súc miệng bằng nước muối
Cũng với dung dịch nước muối pha sẵn với nồng độ như trên (nửa thìa cà phê muối trong 1/4 lít nước), hãy ngậm một ngụm vào miệng, rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng.
Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phát âm trong đó. Khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước muối bị tống ngược lên mũi và rửa cho mũi sạch hơn.
Uống nhiều nước
Việc uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng.. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Có thể pha thêm đường hay mật nếu không quen với vị chua của chanh.
 Đừng ăn cay
Các chất cay như tiêu, ớt, mù tạt, càri... có tác dụng kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn.
Đừng uống sữa
Khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩn này sống mạnh, sống lâu và sinh sản mau lẹ hơn. Đồng thời, những thực phẩm làm từ sữa như kem cũng không nên ăn nhiều.
Có phải bạn thường sổ mũi khi lo nghĩ nhiều?
Một số người thường bị sổ mũi hay nghẹt mũi khi buồn phiền hay lo lắng nhiều.
 Phác đồ điều trị căn bản:
Day ấn các huyệt : 61, 184, 16  hay các huyệt 16, 126, 287, 0.

Phác đồ theo kinh nghiệm:
Day ấn huyệt số 3 + và huyệt 7 + (bên phải) , dán cao huyệt 175, hoặc 126, hoặc 219
( theo Trần Tuyết Mai) 
Day ấn huyệt 143, ấn huyệt 287,  gạch huyệt 197 ngược lên trên ( Ni cô Diệu Tuyền)
Bôi dầu, đánh nóng các huyệt vùng tai: 16, 138, 0, 275.
Kinh nghiệm điều trị của học viên
Sổ mũi, nghẹt mũi:
Con trai tôi thường xuyên bị bệnh, và mỗi lần bệnh là kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi. Tôi đã day ấn và dán huyệt: 184 – 61 – 23 – 5 . Trước đây tôi dùng những phác đồ khác thì cháu không hết, từ khi tôi dùng phác đồ này thì con tôi đã hết hẳn. Nguyễn văn Thành – khóa 104
VIÊM XOANG
Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến ở các quốc gia ô nhiễm môi trường. Đây là căn bệnh thường kéo dài, dễ tái đi tái lại. Đó là tình trạng do các niêm mạc trong xoang bị sưng lên làm cho các lỗ thông của xoang vào trong mũi bị nghẹt. Ngoài ra, trên lớp niêm mạc ( da lót trong mũi) có những lông dùng để cản bụi và giữ nước mũi, nếu hoạt động không tốt khiến nước mũi đọng lại trong các xoang cũng có thể gây ra tình trạng viêm xoang. Tình trạng bị dị ứng hay có một cái u bướu lành tính trong xoang cũng  đưa đến viêm xoang.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm xoang là do môi trường, do bị ô nhiễm vì bụi hay nước bị nhiễm bẩn, do bơi hay tắm trong nguồn nước không sạch.
Có 5 loại viêm xoang khác nhau, nhưng nói tổng quát thì có viêm xoang cấp tính, viêm xoang mãn tính và viêm xoang đặc hiệu (như viêm xoang hàm, viêm xoang trán v.v.)
Viêm xoang cấp tính thường gây nhức đầu, như viêm xoang hàm làm nhức 2 bên má, viêm xoang trán gây nhức trán. Viêm xoang sàng trước hay xoang sàng sau (xoang bướm) làm nhức ở mắt hay trên đỉnh đầu. Viêm cấp tính còn gây ra tình trạng nóng sốt, nghẹt mũi, người lừ đừ. Còn viêm xoang mãn tính thì triệu chứng kéo dài mà không rõ ràng. 
Một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm xoang là nó gây ra nhiễm trùng mắt, tạo thành một bọc mủ (gọi là apxe), hay lan qua óc có thể đưa đếm viêm màng não, gây ra những bọc mủ trong não.

Điều trị :
Tác động các huyệt 26, 50, 61, 65, 8, 124, 126, 106, 0 

Dùng một trong các biện pháp dưới đây:
Day ấn huyệt 38, 17, 37, 50, 3
Day, ấn, xoa huyệt : 12, 65, 61, 184, 3, 38, 50, 106, 103.
Day ấn huyệt : 65, 97, 99, 379, 126, 0.
Day ấn huyệt: 240, 184, 287, 48, 121, 39, 132.
Day ấn, dán cao Huyệt: 12, 184, 61, 38
Day ấn bộ thăng : 127, 50, 19, 39, 37, 1, 73, 189, 103, 300, 0  rồi hơ đồ hình mũi ( trên trán) hơ sống mũi, sườn mũi, cánh mũi.
Nếu còn nhức đầu thì hơ tiếp đồ hình phản chiếu não bộ trên mu bàn tay nắm lại.
Day ấn huyệt 209 rồi hơ vài lần.
Chấm cao Deep Heat huyệt 467, 360, 180.

VIÊM XOANG MŨI:
Dán cao trên các huyệt:



Cách 1 : Huyệt 38, 17, 37, 50, 3
 Cách 2: Huyệt 240, 184, 287, 48, 121, 39, 132
Cách 3: Huyệt 65, 97, 99, 379, 126, 0

Kinh nghiệm điều trị của học viên : 
Viêm xoang mũi: Hơ ngải cứu dọc theo sống mũi và 2 bên sống mũi. Hơ kỹ trên sinh huyệt đến khi chỗ đó hết nóng buốt thì thôi, hơ 3 lần cách quãng.  Bùi Quang Hưng – K. 110
Viêm xoang, nhức mỏi toàn thân, nhức đầu, khó ngủ: Dùng bộ Ổn định thần kinh 124-34-103-106-267-300-0-26-50-1-37, Nhức mỏi toàn thân 34-21-1-6 , kết hợp lăn khắp mặt và ở vai, tay, lưng. Sẽ dễ chịu, không còn nhức đầu. Bùi thị Kim Tiến – khóa 110 
VIÊM MŨI DỊ ỨNG 
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí.... gây khó chịu cho người bệnh. Nó thường kết hợp với viêm tai giữa, viêm mũi xoang, suyễn.

Điều trị :
Cách 1Day ấn huyệt 16, 138, 170, 0, 126.
Cách 2 : Day ấn huyệt 300, 175, 184, 287, 127, 365

Cách 3: Day ấn huyệt 39, 49, 65, 103, 184, 12
Cách 4: Day ấn huyệt 0, 300, 45, 61, 184
Cách 5: Day ấn huyệt 0, 17, 287, 45, 184, 138
Kinh nghiệm điều trị:
-          Day ân huyệt 6, 19, 34, 275, 295 rồi lăn vùng trước tai xuống đến quai hàm hai bên viền mũi.
-          Day ấn huyệt 6, 34, 14, 16, 275, 21, 61, 287, 38
Ngày làm 2 lần, sau một tuần chữa liên tục, BN đã khỏi. Nguyễn Tự Phú – K- 12
VIÊM MŨI DỊ ỨNG THỂ NHIỆT:
Điều trị : Day ấn 124, 3, 26, 61, 3, 143, 38, 222, 156, 87
Nếu nặng lấy cây lăn gai, lăn các vùng phản chiếu :
Dọc theo đỉnh đầu ( sống đầu ) Sống mũi, sống tay, sống chân.
Phác đồ này trị luôn Suyễn nhiệt và Dị ứng da ngứa.
Phác đồ 2: Hơ dán gõ 127, 50, 19, 37, 1, 189, 73, 12, 258, 45, 0 (Theo Tạ Minh)
VIÊM MŨI DỊ ỨNG THỂ HÀN
Điều trị: Day ấn 127, 38, 19, 37, 1, 16, 73, 189, 103, 300, 0.
Hơ nóng hoặc xức dầu sống đầu, sống trán, sống mũi, sống tay, sống bàn chân.
Phác đồ này trị luôn Suyễn Hàn và Dị ứng da ngứa. 
CÒN TIẾP