Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.17)



Các bệnh về Cẳng chân – Bàn chân
NHỨC CHÂN
Nhức chân có nhiều hình thức là :
Đau nhức bắp chân là tình trạng bắp chân bị đau nhức, mỏi hoặc nặng chân. Đặc điểm của đau nhức là đau bắp thịt chứ không phải cảm giác đau trong xương. Cơn đau này có thể xuất hiện vào cuối ngày hoặc vào những thời điểm khác nhau trong ngày.
Đau nhức cẳng chân : Có thể kể vài nguyên nhân như suy tĩnh mạch, đau khớp gối do thoái hoá mạn tính, đau nhức do tổn thương thần kinh ngoại biên, do bệnh lý động mạch, do bệnh bạch huyết... Tuy nhiên, bệnh lý suy tĩnh mạch là phổ biến nhất.
Điều trị : Tác động lên huyệt 51
ĐAU NHỨC ĐÙI – CẲNG CHÂN :
Quẹt, hơ đồ hình phản chiếu đùi, cẳng chân trên mặt
Day, ấn hơ huyệt 130.
Dùng que dò day ấn huyệt 341, 197, 310.
Gạch và cào vùng huyệt 38, 85.
ĐAU BẮP CHÂN
Hơ bắp chân đối diện ( bắp chân không đau ) từ mu bàn chân lên đến gần đầu gối.
Lăn trên mặt vùng mép vào đến vùng giữa môi dưới.
BONG GÂN CỔ CHÂN :
Tác động huyệt: 156, 347, 50, 107, 310

BÀN CHÂN
banchan-cotsong2
banchan-quathan
Cạnh bàn chân trong đồng ứng với xương sọ và cột sống.
     Bàn chân đồng ứng với quả thận
Bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt, đầu dây thần kinh và cũng là nơi phản chiếu của hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Việc tác động trên bàn chân có thể trị liệu nhiều bệnh, làm giảm stress, tăng cường sinh lực.
Chúng ta biết rằng lục phủ ngũ tạng có vùng tương ứng ở đôi chân. Ngoài ra ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can - tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ, tăng sự thèm ăn, điều trị gan - tỳ sưng to. Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn. Ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ.
Lòng bàn chân có huyệt Dũng Tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược... Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể.

Vì thế việc dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho cơ thể và não.

LIỆU PHÁP NGÂM RỬA CHÂN đặc biệt giúp trị các chứng bệnh riêng cho vùng chân được pha chế và sử dụng như sau:

1. Ðau gót và viêm khớp cổ chân: Dùng nước thuốc gồm: Thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g, hoàng cảo 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
2. Chấn thương vùng chân: Nấu nước thuốc gồm: Tô mộc 30g, đào nhân 12g, hồng hoa 10g, thổ nguyên 10g, huyết kiệt 12g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, tự nhiên đồng 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng.
3. Viêm tắc tĩnh mạch chân: Dùng thủy điệt 30g, thổ nguyên 10g, đào nhân 10g, tô mộc 10g, hồng hoa 10g, huyết kiệt 10g, xuyên ngưu tất 15g, phụ tử 10g, quế chi 20g, địa long 30g, cam thảo 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào thau gỗ. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.
4. Ung nhọt vùng chân: Dùng kim ngân hoa 20g, liên kiều 20g, hạ khô thảo 20g, địa đinh 20g, công anh 30g, đơn bì 10g, hoàng liên 12g, thương truật 12g. Ngâm rửa nơi bị bệnh.
5. Phù chân: Dùng ô mai 100g nấu nước, chờ nguội mới ngâm rửa chân, sau đó dùng khăn sạch lau khô. Mỗi ngày ngâm 1-3 lần. Thời gian đang điều trị và sau khi lành bệnh không được mang dép nhựa hay cao su, đảm bảo cho chân khô ráo, sạch sẽ.
6. Lạnh cóng vùng chân: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Hay dùng nước thuốc gồm quế chi 15g, phụ tử 10g, gừng khô 15g. Ngâm rửa chân lúc nước còn nóng, mỗi ngày ngâm 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.

ĐAU GÓT CHÂN
Nguyên nhân:
Đau gót chân thường gặp ở người có tuổi, gót chân đau nhức, nhất khi đột ngột đứng dậy. Nguyên nhân gây đau gót chân là xương gót bị thoái hóa mọc gai, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh sẽ trở thành mạn tính và ảnh hưởng lớn đến việc đi lại.
Điều trị:
Lăn cầu gai nơi cằm
Tác động các huyệt 461, 127, 107.
Cách 2:
Hơ dọc sống bàn tay (phía ngón út)
Tác động huyệt 127, 347
Cách 3:
Day, ấn dán cao các vùng phản chiếu bàn tay, chân trên mặt.
Tác động huyệt 127, 461, 286.

SƯNG NHỨC GÓT CHÂN:
Điều trị :
Day ấn hơ lăn huyệt 41, 50, 143, 127, 19, 38, 22.
Quẹt Huyệt : 196, 179, 74, 64, 156, 275.
Bị gai gót chân :
Ấn huyệt 9, 63, 127, 156 rồi hơ gót chân.
Hơ ngải cứu tại chỗ và phía đối xứng ( gót bên kia)

SƯNG NGÓN CHÂN :
Hơ đối xứng trên ngón tay ( tương ứng ngón chân đau)
Bôi dầu và lăn vùng phản chiếu bàn chân trên mặt
Day ấn bộ tiêu viêm 26, 61, 41, 142, 38, 63.
Nguyễn Tiến Sử  - K14
(CÒN TIẾP)

2 nhận xét: