Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.18)


V. BỆNH THÔNG THƯỜNG
CẢM – CÚM
Khi nói đến một tình trạng mệt mỏi, với những triệu chứng nóng, nhức đầu, hay sổ mũi, hắt hơi … ta thường gọi chung là cảm cúm.
Nhưng cảm và cúm là hai bệnh lý khác nhau tuy giống nhau về biểu hiện, nhưng lại khác nhau về nguyên nhân.
CẢM
Nguyên nhân và triệu chứng:
Do thời tiết thay đổi và sự suy yếu về sức khoẻ, ta có thể bị cảm hoặc cảm nóng . Khi bị cảm lạnh ta thường nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi vài ngày đầu, có thể bị ho và có thể dẫn đến viêm họng. Khi bị cảm nóng ta thường bị sốt cao, người bần thần mệt mỏi, tim đập nhanh, vã mồ hôi, lưỡi khô !
Cảm nói chung và cảm nắng nói riêng hoàn toàn có thể phòng được bởi ta biết nguyên nhân do thời tiết gây ra là nóng và nắng. Trong ánh nắng có tia tử ngoại có bước sóng ngắn có thể đâm xuyên vào vùng sau gáy là trung khu hô hấp tim mạch - hành tủy - làm rối loạn hô hấp và tim mạch nên khi ra nắng cần có vật che nắng, che sau gáy
Điều trị  Cảm Lạnh
            Khi có triệu chứng nhức đầu, sổ mũi ta có thể dùng ngón tay cọ xát lên xuống chung quanh lỗ mũi thật mạnh và cọ xát lên xuống vùng trước tai. Có thể dùng cây cào hay lăn cọ xát mạnh ngay giữa trán dọc theo huyệt 106, 103 và 342.
            Ta cũng có thể dùng ngải cứu để hơ nóng các vùng trên ( chung quanh mũi, trước vành tai và giữa trán) sau đó tác động vào các huyệt : 0, 1, 15, 17, 60, 61.
Đối với Cảm lạnh ta Xoa dầu cù là và dán cao các huyệt:

Phác đồ 1 : 0,16, 38, 275, 60, 61, 1, 37, 50, 7, 287, 17, 127, 347, 156, 87, 51.
Phác đồ 2: 0, 22, 127, 156, 63, 19, 7, 287, 1, 50, 61, 37, 60, 124, 34
Nếu Sổ mũi ta tác động vào các huyệt : 0, 16, 38, 275 và bôi dầu xoa nóng vùng trước tai
Description: camcum 1
Description: camcum 2
Description: camcum 3
Description: camcum 4
Một số vị thuốc Nam đơn giản chữa cảm lạnh:
 Lấy 7 lát gừng sống – 7 củ hành hương, đổ 1 bát nước nấu sôi kỹ, uống nóng, đắp mền cho ra mồ hôi. Dùng nước gừng sống, pha một chút đồng tiện (nước tiểu của trẻ con) uống rất hay. Có người chỉ dùng một nắm gừng tươi giã dập, nấu sôi kỹ rồi uống nóng đắp mền cho ra mồ hôi.
Cảm và ho nhiều đàm, khò khè khó thở: Lấy 7 lát gừng, 1 muỗng café trà tầu, nấu sôi kỹ, gạn nước, pha với nước chanh tươi 1 quả, 1 muỗng rượu mạnh, 1 muỗng ăn mật ong, quấy đều, uống nóng đắp mền cho ra mồ hôi.
Bị sốt rét, nóng lạnh luôn, ho có đờm: Dùng củ gừng tươi, đốt hoặc nướng thật kỹ, gọt sạch, cắt ra từng miếng mà ngậm, nuốt nước dần dần, bã nhổ đi.
Description: camnong 1
Description: camnong 2
Điều trị Cảm nóng:
Tác động các huyệt: 0, 3, 7, 19, 37, 39, 50, 61.
Phác đồ: 3, 14, 16, 26, 29, 38, 39, 51, 60, 61, 85, 87, 180
Trong trường hợp bị say nắng, có nguy cơ đưa đến cảm nóng vì làm việc dưới ánh nắng gay gắt trong một thời gian dài mà không có gì che chắn, hay ở trong vùng không khí nóng bức ngột ngạt khi cơ thể đã mệt mỏi, ngoài việc làm mát cơ thể bằng nước hay lau mát, ta có thể tác động lên các huyệt : 0, 18, 26, 85, 143.  Hay : 0, 3, 14, 15, 16, 26, 60, 85, 87, 103
Trong việc để phòng cảm nắng ta có thể dùng vị thuốc - nước giải khát đơn giản là dùng củ Sắn dây đun nước uống và ăn củ sắn cũng là cách chữa khát và giải nhiệt tích cực, chống mất nước khi trời nắng nóng hoặc vào dùng nước mơ ngâm với muối hay đường, càng để lâu năm càng là vị thuốc quý để phòng chữa cảm nắng.
Description: say nang1
Description: saynang 2
 CÚM :
            Cúm cũng là một tình trạng gây mệt mỏi, sốt nóng hay viêm họng, sung huyết và ho  nhưng có nhiều biểu hiện khác với cảm, tuy nhiên đây là một chứng bệnh lây nhiễm bởi những loại siêu vi khác nhau. Triệu chứng của cảm cúm thường sẽ dần đỡ sau 2-5 ngày, ít khi kéo dài tới 1 tuần. Cảm lạnh thì biểu hiện thường từ từ và kéo dài ít nhất 1 tuần.
Cúm A/H1N1 và cúm mùa chung nhau rất nhiều triệu chứng như: ho, viêm họng, sốt (một số người nhiễm cúm không bị sốt) và đau nhức mình mẩy. Nhưng nhiều người bị cúm cũng có các biểu hiện như nôn vọt và tiêu chảy. Biểu hiện đặc trưng của cúm là sốt trong khi đó thì chỉ có một số ít người sốt nhẹ khi bị cảm lạnh, còn lại đa phần là không. Nếu bị cúm, bạn sẽ sốt khá cao, thường là 38oC hoặc cao hơn và tình trạng mệt mỏi kéo dài hàng tuần.
Khi bị cúm, cảm giác đầu tiên luôn là mệt mỏi quá mức và đau nhức khắp mình mẩy. Sự mệt mỏi và ốm yếu có thể kéo dài tới 3 tuần.. Với cảm lạnh, thường chỉ cảm thấy mệt mỏi trong vài ngày đầu.
Điều trị :
Theo phác đồ : 0, 3, 14, 15, 37, 38, 50, 61

Description: cum
CẢM  MẠO
CẢM: Là bệnh do sự thay đổi thời tiết. Đông Y gọi là CẢM MẠO hay NGỌAI CẢM.
Nguyên nhân:
Tây Y: Bệnh cảm là bệnh có ảnh hưởng của thời tiết và do vi-rút (virus) gây nên .
Đông Y : Do sức chống đỡ của cơ thể kém, PHONG HÀN xâm nhập làm PHẾ KHÍ không tuyên thông, gây nên CẢM MẠO.
Triệu chứng:
Theo Đông Y: Có hai thể bệnh chính:
1/Thể Phong Hàn: Đau đầu, phát nóng, sợ lạnh, không có mồ hôi, nghẹt mũi (chảy nước mắt), rêu lưỡi mỏng, trắng, mạch phù, khẩn.
2/Thể Phong Nhiệt: Đau căng đầu, đau họng, ho có đàm vàng đặc, sốt cao, không sợ lạnh, ít mồ hôi, đau mình, khô miệng,rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù.
Theo Tây Y: Có tình trạng nhức mỏi, sốt nhẹ, đau mình, nghẹt mũi, đau họng.
Theo Diện Chẩn ĐKLP:
Nguyên nhân: Chủ yếu là do sức đề kháng của cơ thể kém, do sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc do sinh họat không hợp lý. Bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường HÔ HẤP và DA LÔNG, TẠNG PHẾ và THẬN bị ảnh hưởng nhiều nhất.
CẢM MẠO do thời tiết thường đi liền với HO(cảm ho) và SỔ MŨI(cảm sổ mũi), ớn lạnh, sợ gió , đau mình, mỏi mệt, hơi thở lạnh, tay chân lạnh ở trường hợp CẢM LẠNH.Đôi khi sốt cao, viêm họng, hơi thở nóng, tiểu nóng, mạch nhanh ở trường hợp CẢM NÓNG.
Dùng QUE DÒ khám, ta thường thấy xuất hiện những điểm đau ( thống điểm) ở các huyệt 26 , 3-, 39,  38 , 15,  143 , 14,  16,  222 , 29 , 85 , 87 , 60 trên mặt của các bệnh nhân bị CẢM NÓNG.Và đối với các bệnh nhân bị CẢM LẠNH ta thường khám thấy các điểm đau ở huyệt số 0-17-127-1-7-37-19-13-63 (vận dụng thuyết ĐỒNG BỘ THỐNG ĐIỂM).
ĐIỀU TRỊ :
1/ .Bôi dấu xoa vuốt ấm nóng vùng mang tai(trước tai) và vành tai, hai bên rườn mũi, đầu mũi, cằm, hai cung mày(gờ mày), vành môi trên đối với bệnh CẢM LẠNH
2/  Day ấn hoặc lấy cục nước đá nhỏ áp vào huyệt 26-3-39-38-29-222-85-87-14-15-16-275
3/ với bệnh CẢM NÓNG.Có thể dùng phương pháp DÁN CAO vào các huyệt trên hay để ngón tay lên huyệt (Mỗi huyệt 1-2- phút).
Phòng ngừa CẢM MẠO, chỉ cần đánh dầu cù vào vùng mang tai (nhất là huyệt số 0) hai bên cạnh sống mũi và cằm mỗi ngày vài phút. Sau đó,  có thể DÁN CAO vào các huyệt số 0-287-7-127-51 mỗi đêm, sáng gỡ ra.
Về thuốc Nam:Ta có thể áp dụng toa ÂM DƯƠNG THANG tức toa TẮC NGHỆ với liều lượng và cách dùng như sau:
Bệnh CẢM NÓNG: Dùng 2 hoặc 3 trái tắc to, bổ đôi để vào chén.giã nát 3 lát nghệ sà cừ bỏ vào, thêm 3 muỗng mật ong 2/3 chén nước rồi đem chưng cách thủy.Sau khi  sôi độ 10-15 phút, uống ngày 3 lần sau bữa ăn.Tránh uống lúc đói.
Bệnh CẢM LẠNH: Giã nát 1 củ nghệ độ 30-40gr (cỡ ngón chân cái người lớn) thêm vào nửa trái tắc 3 muỗng mật ong , 2/3 chén nước.Cách dùng như trên.
Bệnh không rõ NÓNG hoặc LẠNH ;2 trái tắc+1 củ nghệ 30gr. Cách làm và cách dùng như trên.
CỮ ĂN: Cam, nước dừa, nước mía, nước đá nếu bị cảm lạnh.

CÒN TIẾP

1 nhận xét: