Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015
32 GIẢN THUẬT (Phần 6)
32 GIẢN THUẬT (Phần 5)
Kỳ này là 11 giản thuật (từ số 8 đến số 18) được thực hiện bằng thủ pháp lăn và các dụng cụ lăn trong DC.
Lưu ý: Theo hướng dẫn của GSTSKH Bùi Quốc Châu, danh sách các giản thuật được bổ sung thêm Giản thuật số 18: Lăn toàn thân bằng cây trục đôi Thần kỳ. Do đó, từ đây danh sách giản thuật là gồm 33 thủ pháp, thay vì 32.
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ THU PHÁP LĂN
Lăn là động tác cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ (xéo góc với mặt da). Bình thường ta có thể lăn hai chiều - tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương. Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.
Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 - 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 - 3 lần.
Đây là thủ pháp căn bản đơn giản nhất của Diện Chẩn.
11 GIẢN THUÂT LĂN VÀ DỤNG CỤ LIÊN HỆ
|
32 GIẢN THUẬT (Phần 4)
Kỳ này nói về 2 giản thuật thực hiện bằng thủ pháp gạch, là:
6.Gạch mặt bằng cây dò
7.Gach cổ, gáy, vai, lưng bằng cây 3 chia lớn.
Dụng cụ thiết yếu trong thủ pháp gạch là cây dò huyệt 2 đầu lớn/nhỏ, vốn thực hiện cả 3 thủ pháp: dò, ấn và gạch. Dò và ấn huyệt trên vùng mặt và toàn thân, tìm huyệt và ấn, gạch các huyệt đạo và sinh huyệt trên cơ thể - đặc biệt là trên mặt - đều có tính Dương (Nóng) kích thích.
Riệng về kỹ thuật gạch có 2 cách:
-Gạch ngắn (mỗi lằn gạch chỉ dài khoảng 1 – 2cm) trên vùng đau (Sinh huyệt) trên mặt hay vùng Đồng ứng (nơi bàn tay) với bộ phận cần tác động.
-Gạch dài (còn gọi là miết) dọc hay ngang hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày… Ta cũng gạch nhiều lần nơi nhạy cảm, tại chỗ đau đang có bệnh hay nơi phản chiếu.
Gạch mặt ở giản thuật thứ 6 tổng quát là nhằm nâng cao tổng trạng bệnh nhân và kích thích sức làm việc, khả năng tự điều chỉnh của các cơ quan, bộ phận cơ thể. Mở đầu bằng việc dùng cây dò 2 đầu lớn/nhỏ dò tìm được huyệt hay điểm đau cần tác động (sinh huyệt), kế đó ta dùng dụng cụ này để gạch dài, kết hợp với gạch ngắn (dùng đầu lớn gạch từng đoạn ngắn, sát da nhiều lần) tại điểm đau, vùng đau.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau (gạch ngắn thì đau ít hơn) nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau rất nhanh và sẽ cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái. Đây là thủ pháp gây kích thích mạnh và đau hơn day ấn, cho nên thường dùng trong trường hợp cấp cứu như ngất xỉu, thổ tả, động kinh co giật, nhức đầu, cơn rét run do trúng lạnh … nhưng cũng có thể dùng trong các bệnh mãn tính như u xơ tử cung, béo bụng, gai cột sống cổ, liệt mặt, gai gót chân, đau bao tử ….
Thủ pháp GẠCH có thề áp dụng ở mặt và khắp bề mặt da trên cơ thể - Có thể nói là “ Đau đâu gạch đó”. Nên biết Ấn và Gạch là 2 thủ pháp cơ bản của Diện Chẩn, tương tự như dấu chấm (.) và gạch (-) trong Điện báo (tín hiệu Morse) hoặc số 1 và số 0 trong hệ thống vi tính, hay vạch Đứt và Liền trong kinh Dịch.
LƯU Ý: Khi dùng cây dò day (đầu dò) hay cây dò huyệt 2 đầu gạch khắp mặt để trị bệnh thì tác dụng của các cây dò này tương đương với tác dụng của phác đồ Chống nghẻn nghẹt. Tác dụng tương đồng này sẽ giúp cho học viên tận dụng dụng cụ trong trường hợp không nhớ phác đồ.
Về những bệnh liên quan đến cổ, gáy, vai, lưng…, ta có thể chuyển sang giản thuật thứ 7, gạch dài kết hợp ngắn với dụng cụ cây 3 chia lớn (ảnh dưới).
NHẮC LẠI DANH SÁCH 32 GIẢN THUẬT
CÒN TIẾP |
32 GIẢN THUẬT (Phần 3)
4. Vô chiêu (dán cao Salonpas khắp mặt)
Vô chiêu là cách chữa theo tinh thần DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN, có nghĩa là ta chỉ dùng duy nhất một cách này để trị cho rất nhiều bệnh khác nhau. Khi nào đã dùng nó 3 lần mà không kết quả gì cả hay kết quả kém thì mới đổi qua cách khác hoặc làm ở nơi khác trong cơ thể, như: lưng, bàn tay, bàn chân, loa tai, da đầu.v.v...
Dựa trên lý thuyết TOÀN THỂ (hay TOÀN DIỆN) và CÁCH CHỮA BỆNH THEO SINH HUYỆT (có nghĩa là không cần phác đồ/đồ hình), Vô chiêu chủ yếu là dùng cho những trường hợp mà ta đã dùng các phác đồ hỗ trợ hoặc đặc hiệu mà không đạt kết quả tốt, và đặc biệt cho những người không hiểu hoặc không thích lý luận gì rắc rối, phức tạp, cũng như cho những người ít học hoặc mới học DC.
Vô chiêu thể hiện bằng cách dán cao Salonpas khắpmặt, tức thay cho việc chỉ đánh trên mặt một ít huyệt theo phác đồ đặc hiệu hay hỗ trợ. Thực tế là khi sợ bệnh nhân đau hay để đỡ mất thì giờ tìm quá nhiều sinh huyệt trên mặt, bạn có thể dùng cây cào mini cào khắp mặt trước khi dò sinh huyệt. Việc dùng cào mini cào khắp mặt sẽ làm bớt đi số sinh huyệt ở phần nông của da mặt. Nhờ vậy chỉ còn lại một số sinh huyệt ở phần sâu của da mặt và ta sẽ chuyển qua dán cao để tác động vào số sinh huyệt này.
Tóm lại, qua kinh nghiệm mà cũng rất hợp lý, ta chỉ nên áp dụng cách chữa Vô chiêu khi nào ta đã dùng những cách đã có theo bài bản mà không hiệu quả. Hoặc gặp trường hợp bệnh đã lan ra khắp các cơ quan nội tạng trong cơ thể thì bấy giờ ta cần phải tác động toàn diện trên cơ thể theo lý thuyết TOÀN THỂ này.
DÁN CAO SALONPAS KHẮP MẶT trị được nhiều bệnh khó như mất ngủ kinh niên, u bướu vú, khô khớp gối… Tương đương với nhiều PĐ như Trị mất ngủ, Tiêu u bướu, Tiêu viêm, Trị liệt mặt…
5. Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng cây Sao chổi
Hệ Bạch huyết là một mạng lưới các ống (tức mạch bạch huyết) dẫn lưu nước, protein & các hóa chất khác từ mô tế bào trả lại cho dòng máu. ,
Hệ bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm…). Các tác nhân gây bệnh được lọc bỏ ở mô tế bào bở các hạch bạch huyết (hạch bạch huyết là những khối mô nằm dọc theo hệ thống mạch bạch huyết).
Theo thuyết Phản chiếu của Diện Chẩn, hệ Bạch huyết phản chiếu trên gương mặt trong 6 khu vực. Vì thế, nếu ta tác động trên 6 vùng này nghĩa là đã tác động đến toàn bộ hệ Bạch huyết của cơ thể và điều đó giúp cho hệ Bạch huyết phát huy được năng lực đề kháng với các loại bệnh tật và ngăn ngừa sự suy yếu của cơ thể.
![]()
MÔ TẢ
Vùng 1: Gạch bằng đầu que dò vùng từ dưới đầu mày xuống 2 bên sơn căn (Vùng sống mũi giữa 2 viền mũi)
Vùng 2: Gạch bằng que dò dọc sống mũi (từ sơn căn đến đầu mũi)
Vùng 3: Gạch 2 viền mũi
Vùng 4: Gạch 2 pháp lệnh (nếp nhăn mũi, má) xuống quá khóe miệng
Vùng 5: Gạch viền cong quanh ụ cằm.
Vùng 6: Gạch quanh tai (trước và sau) từ huyệt 16 đến h. 14 rồi vòng qua phía sau tai đi qua huyệt 15, 54,55 rồi vòng ra huyệt 16 trở lại.
Lưu ý: Mỗi vùng chỉ cần gạch từ 30 – 40 cái là đủ. Gạch với tốc độ vừa phải và lực ấn vừa phải. Phác đồ này là phác đồ hỗ trợ tức là giúp cho các phác đồ điều trị bệnh được hiệu quả cao, nhưng cũng đồng thời có khả năng điều trị các bệnh dưới đây:
TÍNH NĂNG
An thần (làm dễ ngủ)
Bồi bổ não, tuỷ
Bồi bổ khí lực (làm cho khỏe mạnh)
Biếng ăn (làm cho ăn cảm thấy ngon)
Chữa cảm cúm, sổ mũi
Cai nghiện thuốc lá
Chống sợ hãi,
Chống co giật
Chống dị ứng
Chống lão hoá, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Điều hòa tim mạch, huyết áp.
Điều hòa gân, cơ, khớp
Điều hòa nhu động ruột, sự co giãn cơ
Điều hòa tiết dịch (mồ hôi, nước tiểu, nước miếng…)
Giảm béo
Hưng phấn tình dục
Kháng viêm, tiêu độc, chống nhiễm trùng.
Làm săn da, chắc thịt, làm thon người
Làm khỏe thai nhi trong bụng mẹ (Chỉ dùng cho thai trên 5 tháng, tránh dùng cho thai dưới tuổi thai này để ngừa tác động xấu đến thai).
Làm ấm người
Làm tan máu bầm
Ổn định đường huyết
Thanh lọc cơ thể, giải độc gan, ruột
Lưu ý:
Để phòng bệnh, tăng cường sức khỏe: Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối
Để chữa bệnh: Mỗi ngày là từ 1 -3 lần (Sáng, trưa, tối)
Kỹ thuật này có hiệu quả Điều hòa nhiệt độ cơ thể (nóng làm mát, lạnh làm ấm- trong các bệnh cảm nóng, lạnh) và điều hòa huyết áp: Tăng và giảm huyết áp. Đặc biệt, nó không làm hạ huyết áp ở những người có huyết áp thấp.
Người còn trẻ tuổi không nên làm mỗi ngày (trừ trường hợp có bệnh cần điều trị) vì cách này cho hiệu quả cao và rất mạnh, nên người còn trẻ, khỏe mạnh không nên lạm dụng sẽ nóng trong người khiến nổi nhọt, táo bón, mụn mặt, lở môi miệng, mộng tinh, huyết trắng…
Trong trường hợp bị nóng, cần giải nhiệt bằng cách ấn phác đồ làm mát cơ thể vào các huyệt: 26, 3, 143, 39, 38, 85, 51, 14, 15, 16 sẽ hết tình trạng nóng (làm ngày 2 -3 lần) và uống các thức uống mát như bột sắn dây, bột đậu xanh, thạch đen, thạch trắng.
Sử dụng kỹ thuật dán cao trong phác đồ 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết có hiệu quả kém hơn so với việc gạch bằng cây Sao Chổi
DỤNG CỤ:
![]()
Dụng cụ dùng để gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết là que dò 2 đầu (Gọi là SAO CHỔI, có 2 cỡ: mini – trung), một đầu có 1 que dò bằng Inox thuộc Dương (làm nóng người) Một đầu có 3 chia bằng Inox ở thế tam giác thuộc Âm (làm mát cơ thể). Tùy trường hợp mà dùng đầu Dương hay Âm.
Ví dụ: Nếu cơ thể bệnh nhân đang bị lạnh thì phải dùng đầu Dương, nếu dùng đầu Âm cơ thể sẽ lạnh hơn (và ngược lại)
Nếu không có que dò nói trên, ta có thể tạm thời sử dụng bằng đầu ngón trỏ (hoặc trở ngược đầu móng tay cái) hay bất cứ vật gì có đầu trơn láng, như chuôi bàn chải đánh răng hay que nhỏ hơn đầu đũa ăn một chút cũng được, tuy không hiệu quả bằng. Trong trường hợp người có cơ thể quá nóng thì nên dùng dụng cụ Đôi Đũa Thần (bằng nhựa cao cấp) sẽ không bị nóng như que dò Inox.
NHẮC LẠI DANH SÁCH 32 GIẢN THUẬT
CÒN TIẾP
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)