Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

32 GIẢN THUẬT (Phần 4)


Cây dò 2 đầu
Kỳ này nói về 2 giản thuật thực hiện bằng thủ pháp gạch, là:
6.Gạch mặt bằng cây dò
7.Gach cổ, gáy, vai, lưng bằng cây  3 chia lớn.

Dụng cụ thiết yếu trong thủ pháp gạch là cây dò huyệt 2 đầu lớn/nhỏ, vốn thực hiện cả 3 thủ pháp: dò, ấn và gạch. Dò và ấn huyệt trên vùng mặt và toàn thân, tìm huyệt và ấn, gạch các huyệt đạo và sinh huyệt trên cơ thể - đặc biệt là trên mặt - đều có tính Dương (Nóng) kích thích.
Riệng về kỹ thuật gạch có 2 cách:
-Gạch ngắn (mỗi lằn gạch chỉ dài khoảng 1 – 2cm) trên vùng đau (Sinh huyệt) trên mặt hay vùng Đồng ứng (nơi bàn tay) với bộ phận cần tác động.
-Gạch dài (còn gọi là miết) dọc hay ngang hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày… Ta cũng gạch nhiều lần nơi nhạy cảm, tại chỗ đau đang có bệnh hay nơi phản chiếu.
Gạch mặt ở giản thuật thứ 6 tổng quát là nhằm nâng cao tổng trạng bệnh nhân và kích thích sức làm việc, khả năng tự điều chỉnh của các cơ quan, bộ phận cơ thể. Mở đầu bằng việc dùng cây  2 đầu lớn/nhỏ dò tìm được huyệt hay điểm đau cần tác động (sinh huyệt)kế đó ta dùng dụng cụ này để gạch dài, kết hợp với gạch ngắn (dùng đầu lớn gạch từng đoạn ngắn, sát da nhiều lần) tại điểm đau, vùng đau.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau (gạch ngắn thì đau ít hơn) nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau rất nhanh và sẽ cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái. Đây là thủ pháp gây kích thích mạnh và đau hơn day ấn, cho nên thường dùng trong trường hợp cấp cứu như ngất xỉu, thổ tả, động kinh co giật, nhức đầu, cơn rét run do trúng lạnh … nhưng cũng có thể dùng trong các bệnh mãn tính như u xơ tử cung, béo bụng, gai cột sống cổ, liệt mặt, gai gót chân, đau bao tử ….
Thủ pháp GẠCH có thề áp dụng ở mặt và khắp bề mặt da trên cơ thể - Có thể nói là “ Đau đâu gạch đó”. Nên biết Ấn và Gạch là 2 thủ pháp cơ bản của Diện Chẩn, tương tự như dấu chấm (.) và gạch (-) trong Điện báo (tín hiệu Morse) hoặc số 1 và số 0 trong hệ thống vi tính, hay vạch Đứt và Liền trong kinh Dịch.
LƯU Ý: Khi dùng cây dò day (đầu dò) hay cây dò huyệt 2 đầu gạch khắp mặt để trị bệnh thì tác dụng của các cây dò này tương đương với tác dụng của phác đồ Chống nghẻn nghẹt. Tác dụng tương đồng này sẽ giúp cho học viên tận dụng dụng cụ trong trường hợp không nhớ phác đồ.
Về những bệnh liên quan đến cổ, gáy, vai, lưng…, ta có thể chuyển sang giản thuật thứ 7, gạch dài kết hợp ngắn với dụng cụ cây 3 chia lớn (ảnh dưới).
NHẮC LẠI DANH SÁCH 32 GIẢN THUẬT
1.Chà mặt bằng khăn nóng
2.Quay cổ tay
3.Xoa mặt /xoa chân
4..Vô chiêu (dán cao Salonpas khắp mặt)
5. Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng cây Sao chổi
6.Gạch mặt bằng cây dò
7.Gach cổ, gáy, vai, lưng bằng cây  3 chia lớn.
8.Lăn mặt bằng cây lăn đinh đôi nhỏ
9.Lăn mặt bằng cây lăn cấu đôi nhỏ bằng sừng hay nhựa (có khía hoặc láng)
10.Lăn mặt bằng cây lăn trung hình trụ, có khía (bằng đồng hay nhựa)
11.Lăn mặt bằng cây lăn cầu láng bằng đồng hoặc nhựa
12. Lăn tay, chân, lưng, ngực, bụng bằng cây lăn quẹt
13.Lăn bụng, lưng và mông bằng cây lăn 3 cọng
14.Lăn lưng, mông , đùi bằng cây lăn cầu gai đôi lớn
15.Lăn khớp lưng, đùi bằng cây lăn đinh lớn
16. Lăn mặt và các ngón tay bằng cây lăn 2 đầu

17. Lăn lưng, mông, đùi, bàn tay, bàn chân bằng quả cầu gai rời bằng nhựa hay inox
18.Gõ búa Mai hoa (búa nhỏ) đầu sừng bằng đầu gai (đinh) trtên mặt, đầu hay các bộ phận khác trên cơ thể.
19.Gõ búa lớn (đầu cao su) khắp người
20. Gõ búa Trường thọ khắp mặt
21.Cào đầu bằng cây cào lớn
22.Cào mặt và 2 lòng bàn tay bằng cào mini
23.Xâm mứt gừng bằng cây xâm 2 đầu nhỏ.
24.Ấn tê (Nhất dương chỉ) bằng cây Giọt sương có đầu bi nhỏ
25.Chà đầu, ngực, bụng, lưng, mông, đùi… bằng con bọ lớn/nhỏ hay cây Mỹ nữ
26.Chà mặt bằng bàn chải tiên lớn/nhỏ có một đầu bằng đồng
27. Chà mặt bằng cây đĩa bay nhỏ (Josephine) và chà bàn chân bằng cây đĩa bay lớn .
28.Ủi mặt bằng con cá nhỏ (cây Napoleon) có đầu đồng hay nhựa - Ủi trên lưng, mông, đùi, bắp chân bằng con Cá lớn (Napoleon)
29.Day phớt các sinh huyệt ở mặt hay trong người bằng cây dò day, còn gọi là cây day phớt
30. Hơ ngải cứu trên sinh huyệt trên mặt và khắp cơ thể.
31. Hơ máy sấy tóc trên cơ thể (bụng, ngực, cổ, gáy, vaI, lưng, lòng bàn tay, chân…)
32. Chườm nóng bằng túi chườm nóng (dùng điện hay nước nóng) tại chỗ đau.

CÒN TIẾP

1 nhận xét: