SAY NẮNG
Say nắng là một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt đến 400C hoặc cao hơn. Say nắng có thể được gây ra bởi nhiệt độ cao, môi trường, bởi hoạt động thể chất căng thẳng hoặc do các điều kiện khác mà nâng cao nhiệt độ cơ thể.
Cần chăm sóc y tế ngay để ngăn ngừa tổn thương não, suy cơ quan hoặc tử vong.
*Các triệu chứng
Thân nhiệt cao. Một nhiệt độ cơ thể 400C hoặc cao hơn là dấu hiệu chính của say nắng.
Thiếu mồ hôi. Say nắng bởi thời tiết nóng, làn da sẽ cảm thấy nóng và khô khi chạm vào. Tuy nhiên, trong say nắng do việc tập luyện vất vả, làn da thường cảm thấy ẩm.
Đỏ ửng da. Làn da có thể chuyển sang màu đỏ như tăng nhiệt độ cơ thể.
Thở nhanh. Thở có trở nên nhanh và nông.
Tim đập nhanh. Mạch có thể tăng đáng kể vì stress nhiệt, đặt một gánh nặng to lớn vào tim để giúp làm mát cơ thể.
Nhức đầu. Có thể gặp nhức đầu đập rộn ràng theo nhịp tim.
Các triệu chứng thần kinh. Có thể có cơn co giật, mất ý thức, đi vào hôn mê, ảo giác, hoặc khó khăn nói hoặc hiểu biết những gì người khác đang nói.
Cơ chuột rút hoặc yếu kém. Cơ bắp có thể cảm thấy đau hoặc co thắt trong giai đoạn đầu của say nắng, nhưng sau đó có thể đi cứng nhắc hoặc mềm nhũn.
*Phương pháp điều trị
Điều trị say nắng tập trung vào làm mát cơ thể đến nhiệt độ bình thường, để ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại cho bộ não và cơ quan quan trọng. Để làm điều này, có thể:
Chìm trong nước lạnh. nhúng cơ thể trong bồn tắm nước lạnh hoặc nước đá để nhanh chóng hạ thấp nhiệt độ.
Sử dụng kỹ thuật làm mát bốc hơi. phun sương mù mát nước trên da và không khí nóng trên cơ thể bốc hơi nước trên da.
Đắp băng và chăn làm mát. Phương pháp khác là để bọc trong một tấm chăn mát đặc biệt và các gói háng, cổ, lưng và nách với gói nước đá để hạ nhiệt độ.
Day ấn huyệt : 143
Cắt 5 lát chanh mỏng đặt vào huyệt 26 và hai huyệt 100, 130 (Cả 2 bên). Sau khi tỉnh táo có thể cho uống bột sắn dây.
SAY SÓNG :
Khi đi tàu thuyền hay máy bay, có thể bị say sóng, ta ấn vào huyệt 63 và có thể ấn thêm huyệt 0 (2 bên )
SAY RƯỢU
Ấn huyệt 57 hay ấn mạnh huyệt 28 một lúc.
Khi say thường bị nôn mửa, sau khi đã nôn mửa xong, dùng cây lăn nhỏ lăn trên ngón tay, lăn quanh miệng, vùng trước và sau tai, lăn 2 chân mày ra bên thái dương. Lăn dọc ngón tay giữa từ dưới chân móng đến lòng bàn tay.
Dùng lăn đôi lăn từ cổ gáy xuống đến xương cùng. (DS. Phạm thị Kim Loan – K.8)
SAY XE
Dán một miếng nhỏ Salonpas vào giữa rốn
Ngậm hai lát gừng tươi
Khoai tây sống cắt lát, bỏ vào ly nước sôi, sau đó lấy ra ăn trước khi lên xe.
Trên xe, nếu bắt đầu khó chịu, có thế day ấn huyệt 63, 0
CAI THUỐC LÁ – CAI RƯỢU
Tác hại của tình trạng nghiện thuốc lá hay hút nhiều đã quá rõ, thế nhưng để cai thuốc lá lại là điều không dễ dàng. Ta có thể vận dụng một trong 4 phác đồ sau :
Phác đồ 1: 127, 37, 50, 19, 1, 106, 103, 300, 0.
Phác đồ 2: 127, 37, 50, 1, 73, 103, 0, 139.
Phác đồ 3 : Ấn dán 124, 19, 51 ( Bùi Quốc Châu)
Phác đồ 4: Ấn 124, 19, 127, 57, 3 ( Hình Ích Viễn )
Trước khi điều trị, gõ hai bên dái tai, vùng huyệt 14, 275, nếu tiết ra nước miếng thì khả năng trị liệu sẽ có kết quả tốt hơn.
CÒN TIẾP |
Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014
Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.21)
Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014
Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.20)
CÁC LOẠI U – NHỌT

BƯỚU CÁC LOẠI : Day ấn nhiều lần bộ Tiêu U, tiêu bướu ( 41, 143, 127, 19, 37, 38) Rồi hơ phản chiếu nơi có U bướu
Day ấn gõ : 14, 64, 8, 12, 37, 17, 50, 39, 87, 51, 124, 34 – Rồi hơ và lăn như trên.
KHỐI U MỠ
Day bộ Tiêu U tiêu bướu
Hơ quanh chân khối u rồi lăn tại chỗ bằng cầu gai.
MỤN NHỌT
1/ Dán cao : 37, 38, 51, 7 ( Trần thị Minh Tân)
2/ Án, dán cao : 5, 121 (Hình Ích Viễn)
3/ Ấn hay dán cao: 26, 61, 38, (Tạ Minh )
MỤT NHỌT DO NÓNG, GÂY SỐT CAO:
Ấn dán huyệt 26, 240, 61, 3, 41, 39, 38. (Bùi Quốc Châu
MỤN CÓC ( BƯỚU LÀNH TÍNH )
Gõ rồi dán cao; 26 – 3 – 50 – 51 – 0
Chú ý: Nên làm vào buổi chiều tối có hiệu quả hơn (làm khoảng một tuần là có kết quả) (theo Bùi Quốc Châu)
NHỌT Ở CẰM
Dùng phác đồ Tiêu viêm tiêu độc : 38, 5, 14, 143, 61, 127
Dán Salonpas mổi ngày 1 lần – 3 ngày liên tiếp.
U NHỌT
Phác đồ tổng quát trị khối u các nơi trên cơ thể ;
103, 26, 3, 7, 17, 38, 50, 37, 156.
Phác đồ 1: Gạch dán cao 179, 143, 188, 196, 74, 64, 38, 17, 156, 14, 275. ( Bùi Quốc Châu)
Phác đồ 2 : 26, 3, 16, 60, 61, 57, 5, 38, 17, 50, 143, 29, 85.
(Bùi Quốc Châu)
U NHỎ TRÊN CƠ THỂ
Phác đồ: 41, 143, 127, 19, 37, 38. ( Ấn 3 lần – vòng lại 3 lần rồi hơ đối xứng )
Dùng thêm một trong 5 bộ dưới đây:
Bộ Điều hòa : Thường dùng trong bệnh Tim, thần kinh
Bộ Tiêu Viêm : Dùng khi có sưng, mủ
Bộ bổ âm huyết trị mất ngủ
Bộ Thăng
Bộ Giáng
U NHỌT CHƯA CÓ MỦ
Phác đồ : 41, 143, 127, 19, 37, 38 ( Lý Phước Lộc)
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317
Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014
Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.19)
![]() |
GIỜI ĂN
Hay còn gọi là "Giời leo"
là bệnh viêm da do côn trùng. Nguyên nhân gây bệnh do khi côn trùng bị
đập chết, độc tố trong người chúng sẽ phun ra và gây kích thích lên bề
mặt da.
Vùng da tiếp xúc với độc tố sẽ bị bỏng rát. Những vết bỏng
rộp này cũng hằn theo những vết xoa, miết côn trùng trên bề mặt da.
Vùng da viêm thường đỏ, ngứa. Ở trẻ em dễ viêm nhiễm nặng hơn, vì trẻ dễ
gãi, gây trầy xước. Nên lưu ý, viêm da do côn trùng rất hay lây lan. Có
thể bị ở tay, sau đó lại xuất hiện ở vùng da khác trên cơ thể: cổ, gáy,
chân, mi mắt...
Lưu ý:
đây là bệnh không nguy hiểm nhưng rất dễ lây và nếu không được điều trị
đúng, đầy đủ thì bệnh có thể bị kéo dài và có thể bị nhiễm trùng. Bệnh
cũng dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh da liễu khác. Nhầm lẫn phổ biến nhất,
là nhầm giữa bệnh "giời leo" với bệnh Zona .
Chúng ta phân biệt bệnh "Giời leo" là viêm da tiếp xúc do côn trùng, còn Zona là
bệnh do vi-rút. "Giời leo" có thể gặp bất kỳ tại vùng da nào trên cơ
thể, trong khi đó, Zona lại là những vệt tấy đỏ viêm da chạy dọc kéo dài
theo dây thần kinh trên cơ thể: dọc cánh tay, dọc thân sườn... Và Zona
lại chỉ xuất hiện trên một nửa của cơ thể, hoặc bên phải hoặc bên trái.
Điều trị : Tác động lên huyệt số 61, 64
(CÒN TIẾP)
Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014
Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.18)
Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014
Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.17)
Các bệnh về Cẳng chân – Bàn chân
NHỨC CHÂN
Nhức chân có nhiều hình thức là :
Đau nhức bắp chân là tình trạng bắp chân bị đau nhức, mỏi hoặc nặng chân. Đặc điểm của đau nhức là đau bắp thịt chứ không phải cảm giác đau trong xương. Cơn đau này có thể xuất hiện vào cuối ngày hoặc vào những thời điểm khác nhau trong ngày.
Đau nhức cẳng chân : Có thể kể vài nguyên nhân như suy tĩnh mạch, đau khớp gối do thoái hoá mạn tính, đau nhức do tổn thương thần kinh ngoại biên, do bệnh lý động mạch, do bệnh bạch huyết... Tuy nhiên, bệnh lý suy tĩnh mạch là phổ biến nhất.
Điều trị : Tác động lên huyệt 51
ĐAU NHỨC ĐÙI – CẲNG CHÂN :
Quẹt, hơ đồ hình phản chiếu đùi, cẳng chân trên mặt
Day, ấn hơ huyệt 130.
Dùng que dò day ấn huyệt 341, 197, 310.
Gạch và cào vùng huyệt 38, 85.
ĐAU BẮP CHÂN
Hơ bắp chân đối diện ( bắp chân không đau ) từ mu bàn chân lên đến gần đầu gối.
Lăn trên mặt vùng mép vào đến vùng giữa môi dưới.
BONG GÂN CỔ CHÂN :
Tác động huyệt: 156, 347, 50, 107, 310
BÀN CHÂN
Bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt, đầu dây thần kinh và cũng là nơi phản chiếu của hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Việc tác động trên bàn chân có thể trị liệu nhiều bệnh, làm giảm stress, tăng cường sinh lực.
Chúng ta biết rằng lục phủ ngũ tạng có vùng tương ứng ở đôi chân. Ngoài ra ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can - tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ, tăng sự thèm ăn, điều trị gan - tỳ sưng to. Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn. Ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ.
Lòng bàn chân có huyệt Dũng Tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược... Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể.
Vì thế việc dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho cơ thể và não.LIỆU PHÁP NGÂM RỬA CHÂN đặc biệt giúp trị các chứng bệnh riêng cho vùng chân được pha chế và sử dụng như sau:
1. Ðau gót và viêm khớp cổ chân: Dùng nước thuốc gồm: Thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g, hoàng cảo 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
2. Chấn thương vùng chân: Nấu nước thuốc gồm: Tô mộc 30g, đào nhân 12g, hồng hoa 10g, thổ nguyên 10g, huyết kiệt 12g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, tự nhiên đồng 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng.
3. Viêm tắc tĩnh mạch chân: Dùng thủy điệt 30g, thổ nguyên 10g, đào nhân 10g, tô mộc 10g, hồng hoa 10g, huyết kiệt 10g, xuyên ngưu tất 15g, phụ tử 10g, quế chi 20g, địa long 30g, cam thảo 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào thau gỗ. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.
4. Ung nhọt vùng chân: Dùng kim ngân hoa 20g, liên kiều 20g, hạ khô thảo 20g, địa đinh 20g, công anh 30g, đơn bì 10g, hoàng liên 12g, thương truật 12g. Ngâm rửa nơi bị bệnh.
5. Phù chân: Dùng ô mai 100g nấu nước, chờ nguội mới ngâm rửa chân, sau đó dùng khăn sạch lau khô. Mỗi ngày ngâm 1-3 lần. Thời gian đang điều trị và sau khi lành bệnh không được mang dép nhựa hay cao su, đảm bảo cho chân khô ráo, sạch sẽ.
6. Lạnh cóng vùng chân: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Hay dùng nước thuốc gồm quế chi 15g, phụ tử 10g, gừng khô 15g. Ngâm rửa chân lúc nước còn nóng, mỗi ngày ngâm 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.
ĐAU GÓT CHÂN
Nguyên nhân:
Đau gót chân thường gặp ở người có tuổi, gót chân đau nhức, nhất khi đột ngột đứng dậy. Nguyên nhân gây đau gót chân là xương gót bị thoái hóa mọc gai, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh sẽ trở thành mạn tính và ảnh hưởng lớn đến việc đi lại.
Điều trị:
Lăn cầu gai nơi cằm
Tác động các huyệt 461, 127, 107.
Cách 2:
Hơ dọc sống bàn tay (phía ngón út)
Tác động huyệt 127, 347
Cách 3:
Day, ấn dán cao các vùng phản chiếu bàn tay, chân trên mặt.
Tác động huyệt 127, 461, 286.
SƯNG NHỨC GÓT CHÂN:
Điều trị :
Day ấn hơ lăn huyệt 41, 50, 143, 127, 19, 38, 22.
Quẹt Huyệt : 196, 179, 74, 64, 156, 275.
Bị gai gót chân :
Ấn huyệt 9, 63, 127, 156 rồi hơ gót chân.
Hơ ngải cứu tại chỗ và phía đối xứng ( gót bên kia)
SƯNG NGÓN CHÂN :
Hơ đối xứng trên ngón tay ( tương ứng ngón chân đau)
Bôi dầu và lăn vùng phản chiếu bàn chân trên mặt
Day ấn bộ tiêu viêm 26, 61, 41, 142, 38, 63.
Nguyễn Tiến Sử - K14
(CÒN TIẾP)
| ||||||
Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014
Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.16)
![]() |
Ảnh chỉ có tính minh họa |
BỤNG
Bụng
là khu vực ở giữa cơ thể, bên trong là các cơ quan chủ yếu thuộc hệ
Tiêu hóa như Dạ dày, Gan, Tụy tạng … và các bộ phận thuộc hệ Bài Tiết và
Sinh Dục như ruột non, ruột già, thận, bàng quang , tử cung …
Ngoài
những bệnh và tình trạng có liên quan đến việc Tiêu hóa, bài tiết hay
Sinh dục, thì có những triệu chứng đau bụng khó xác định nguyên nhân mà
ta sẽ khảo sát dưới đây.
BỤNG ĐAU KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN
Điều trị:
Hơ rốn và lăn quanh miệng độ vài phút.
Dùng cầu gai đôi lăn trong lòng bàn tay vài phút.
Hơ ngải cứu vào lòng bàn tay, bàn chân 10 phút
Đau cấn bụng : Day ấn huyệt 127 .
Bị té đụng cạnh sườn rất đau : Hơ dọc phế kinh của đoạn đầu cẳng tay,
Tức hông sườn : Day ấn huyệt 14, 19
Đau bụng sau khi tắm : Day ấn huyệt 0, 17
Sình bụng do ăn không tiêu :
Day ấn huyệt 19
Lăn bờ môi trên một lúc ( gây trung tiện )
Hơ rốn và lăn quanh vùng rốn.
Sôi ruột: Day ấn huyệt 14, 113
III. CÁC BỘ PHẬN HẠ VỊ
Các bệnh về Chân:
Đùi - Đầu Gối – Cẳng chân – bàn chân

Hai
ngón tay dốc xuống đồng ứng với hai chân. Tác động trên hai ngón tay để
điều trị các bệnh ở chân theo từng khu vực tương ứng.
VIÊM CƠ ĐÙI
Bắp đùi sưng to, đau.
Điều trị :
Tác động lên vùng đùi không đau (Phía chân bên kia ) bằng việc gõ búa, lăn cầu gai đôi và dán cao .
Phía bị sưng : Dùng kim hấp tiệt trùng lễ và nặn máu.
Sau 20 lần tác động đã khỏi.
Hỗ trợ thêm bằng phác đồ Tiêu viêm, tiêu độc.
MỎI GỐI, MỆT NHỌC
Nguyên nhân :
Người
lớn tuổi hay bị loãng xương hoặc làm việc quá sức ( đi lại nhiều, lên
lầu cao hay mang vác nặng) có thể gây ra tình trạng đau nhức đầu gối.
Điều trị : Tác động lên huyệt số 51, 62
Đau nhức mỏi đầu gối
Điều trị :
Ấn, hơ, lăn huyệt 17, 9, 96, 28, 0 hai bên huyệt 103
Hơ cùi chỏ cùng bên
|
![]() |
ĐAU ĐẦU GỐI
Đau do viêm (viêm khớp dạng thấp, gout, thấp tim, viêm khớp vẩy nến…) đau kèm có sưng, nóng, đỏ.
Điều trị:
Tác động bộ tiêu viêm tiêu độc
Gõ trên các vùng phản chiếu khớp gối và lăn tại chỗ.
Đau do thoái khớp: Đau khi vận động, nghỉ ngơi thì giảm
Điều trị :
Dùng Bộ bổ âm huyết,
Gõ trên các vùng phản chiếu khớp gối và lăn tại chỗ.
ĐAU KHỚP GỐI - THẤP KHỚP GỐI:
Các phác đồ điều trị:
17, 38, 197, 300, 45, 0.
17, 38, 9, 96
129, 100, 156, 39.
1, 45, 50, 41, 233, 37, 39
120, 121, 74, 64.
61, 8, 60, 106, 103, 197, 17, 38, 9, 98, 57, 14, 15, 16, 0
Kinh nghiệm điều trị của học viên
ĐAU KHỚP GỐI
Điều trị :
Dùng cây dò huyệt dò mặt trên của 2 ngón tay dạng ra trong tư thế chúc xuống ( hình chữ A – đồng hình với 2 chân ) , ấn vào nếp nhăn của đốt thứ hai, nếu thấy báo đau, ấn nhún 3 cái và hơ ngải cứu.
Sau đó hơ ngải cứu đầu gối tay cùng bên .
Phạm văn Quý K- 118
ĐẦU GỐI NÓNG ĐỎ:
Bệnh nhân 70 tuổi , đau đầu gối sưng đau, không co duỗi, không đứng lên được.
Điều trị :
Day ấn bộ huyệt 96, 9, 197, 50, 156
Dùng muối hạt giã nhỏ như bột rồi đắp một lớp dày khoảng 0,3cm. Buộc băng lại sau một đêm cho bớt đau
Tiếp tục day ấn các huyệt trên và thêm huyệt 100, 8.
Dùng đọt bèo Nhật giã nhỏ, trộn muối bó đắp chỗ sưng.
Sau một tuần, trở lại bình thường – Y sĩ Phạm thị Minh – K.1
CHÂN THƯƠNG ĐẦU GỐI
Một cháu gái bị ngã xe, sưng bầm hai đầu gối
Điều trị :
Day ấn huyệt 156+ , 7+, 3+, 50, 61+, 290+, 16+
Hơ ngải cứu đối xứng và ngay tại chỗ đau.
Chỉ sau 3 lần, cháu đã bình phục – Ks. Nguyễn Hải Lộc K.18

Các vùng dễ bị đau nhức : Sọ não, khớp vai, cột sống khớp, khớp đầu gối, xương đùi.
CÒN TIẾP
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)